Trả bài tập làm văn số 5 trang 65 SGK Ngữ văn Lớp 8 tập 2

Gợi ý đánh giá bài làm

Câu 1

Bài văn có làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh không ? Nội dung bài viết có tính chất khách quan, đáng tin cậy không ?

Trả lời:

– Đặc điểm chính văn bản thuyết minh:

+ Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực.

+ Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.

+ Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

– Tính chất khách quan, đáng tin cậy của nội dung bài viết:

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. Vì vậy:

+ Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.

+ Dẫn chứng, số liệu cần chính khác, có cơ sở và căn cứ rõ ràng

+ Ít dùng so sánh, liên tưởng.

+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.

>> Các em dựa vào kiến thức trên mà đánh giá bài văn có đạt yêu cầu không

Câu 2

Để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, bài làm đã chú ý vận dụng phương pháp thuyết minh nào ?

Trả lời:

Một số phương pháp thuyết minh thường gặp:

Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê các măt, hoặc các phần, các tính chất hay các phương diện… của đối tượng theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cung cấp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan nhất.

Phương pháp so sánh 

Đây là phương pháp giúp so sánh đối tượng hay các khía cạnh của đối tượng… đối với những cái gần gũi và cụ thể đề giúp cho người đọc có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ hiệu và nhanh chóng.

Phương pháp nêu ví dụ 

Đây là phương pháp giúp đưa ra những ví dụ thực tiễn và sinh động, một cách chính xác và cụ thể, đồng thời cũng có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc tin cậy.

Phương pháp nêu số liệu

Phương pháp nêu con số (số liệu) có tác dụng giúp làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề đồng thời có sức thuyết phục nhất về đặc điểm cũng như vai trò nào đó của đối tượng.

Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa

Phương pháp này sử dụng kiểu câu trần thuật với từ “” nhằm giải thích, định nghĩa hay giới thiệu sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.

Phương pháp phân tích hay phân loại 

Phương pháp này bản chất chính là việc phân loại hay chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Phương pháp phân loại hay phân tích này có ưu điểm là mang tính khách quan, lại đầy đủ và dễ hiểu với đối tượng người đọc.

>> Các em đọc kĩ xem bài văn đang sử dụng phương pháp nào nêu trên

Câu 3

Bài làm có theo bố cục, thứ tự hợp lí không ?

Trả lời:

Bố cục của bài văn thuyết minh

– Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh
– Thân bài: Giới thiệu chi tiết: Nguồn gốc, Đặc điểm, Cấu tạo, công dụng/ý nghĩa…
– Kết bài: Đánh giá khái quát về đối tượng

Câu 4

Lời văn thuyết minh có chuẩn xác, ngắn gọn và sinh động không ?

Trả lời:

Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người đọc sự nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức tránh.

Tham khảo thêm về văn Thuyết minh, tại đây:

Thuyết minh về một phương pháp cách làm

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh