Bài mẫu phân tích nhân vật Vũ Nương

“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm văn học để lại nhiều “dấu ấn”  cho bạn đọc. Dưới ngòi bút đầy tinh tế của tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng lên hình ảnh một người phụ nữ- Vũ Nương, để người đọc phải “nghẹn lòng”. Tác phẩm thành công bởi ông đã khai thác về số phận bất hạnh của người phụ nữ đương thời. Bằng cây bút chuyên nghiệp của mình, tác giả đã vạch ra nhiều bi kịch cùng vẻ đẹp và những khát vọng chân chính về hạnh phúc gia đình của họ. Phân tích nhân vật Vũ Nương từ những luận điểm chính trong bài viết này để thấy rõ Nguyễn Dữ gửi gắm qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương như thế nào?

Tác phẩm có nguồn gốc từ chuyện kể dân gian về Vợ Chàng Trương, tên là Vũ Nương. Nàng là người con gái vừa xinh đẹp vừa nết na, Vũ Nương đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời phong kiến: “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Cũng bởi thế, Chàng Trương Sinh vì cảm mến cái dung hạnh ấy nên đã thưa với mẹ cưới nàng về làm vợ. Vẻ đẹp đức hạnh của nàng được tác giả điểm qua nhiều hoàn cảnh, tình huống, mối quan hệ (với chồng, đứa con trai tên Đản, mẹ chồng). Thế nhưng, cuộc đời của Vũ Nương hết sức đáng thương vì bị chồng nghi oan thất tiết. Không có cơ hội để minh oan, giãi bày, nên nàng phải nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình.

Hình ảnh mô phỏng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương"
Hình ảnh mô phỏng Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” 
  • Luận điểm 1: Hình ảnh Vũ Nương được Nguyễn Dữ thể hiện như thế nào trong từng mối quan hệ

Với chồng thì nàng thương yêu hết mực, một lòng thủy chung, cư xử khéo léo, nhường nhịn, giữ đúng khuôn phép, không để bất hòa xảy ra trong gia đình, luôn đúng mực. Khi chồng phải đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy và dặn dò chồng với nhiều lời nói nghĩa tình. Nàng không mong vinh hiển trở về, chỉ cần Chàng mang về 2 chữ “bình yên”. Khi chồng đi, ở nhà nàng luôn nhớ thương chồng da diết. Vậy mà khi Trương Sinh ngày trở về một mực nghi oan cho rằng nàng thất tiết.  Để cứu vãn hạnh phúc, nàng tìm mọi cách để giải bày, phân trần cho chồng hiểu, thậm chí còn cầu xin chồng “đừng nghi oan cho thiếp”.  Như vậy, qua hình ảnh này tác giả đã cho chúng ta thấy nàng thực sự rất trân trọng hạnh phúc gia đình, khao khát được ấm êm hạnh phúc.

Với chồng hay với mẹ chồng, con cái Vũ Nương luôn giữ đúng phẩm chất đức hạnh của mình
Với chồng hay với mẹ chồng, con cái Vũ Nương luôn giữ đúng phẩm chất đức hạnh của mình

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong mối quan hệ với mẹ chồng và bé Đản, Vũ Nương hiện lên qua ngòi bút là người con hiếu thảo, người mẹ hết mực, tâm lí, yêu thương con vô bờ bến. Khi chồng đi lính nàng ở nhà một mình sinh con, nuôi dạy con, vừa là người mẹ hiền vừa là người cha để bảo vệ con thơ. Sợ con thơ thiếu thốn tình cảm nên hằng đêm thường mượn bóng mình chỉ vào tường và bảo đó là cha của Đản.  Còn với mẹ chồng, nàng một lòng chăm sóc, thuốc thang, lễ bái,…Đến khi mẹ chồng mất thì nàng đã tổ chức ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ của mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Như vậy, nhân cách, công lao to lớn của Vũ Nương với gia đình chồng được thể hiện rõ.

Vũ Nương luôn yêu thương con hết mực, vừa đóng vai là người mẹ vừa là người cha của con khi chồng xa nhà
Vũ Nương luôn yêu thương con hết mực, vừa đóng vai là người mẹ vừa là người cha của con khi chồng xa nhà
  • Luận điểm 2: Bi kịch số phận bất hạnh, hẩm hiu của Vũ Nương 

Đáng lẽ ra, người phụ nữ như thế phải được trân trọng, xứng đáng nhận được hạnh phúc. Ấy thế mà, phải chịu sự bất hạnh, chết trong đau đớn, xót xa. Sau khi chồng đi lính về, bé Đản không chịu nhận cha và nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”,. Vì quá ghen tuông mù quáng, Trương Sinh nhất nhất cho rằng “vợ hư”. Cho dù, nàng có tìm mọi cách để giải bày, cho đến họ hàng, làng xóm có bênh vực gì đi chăng nữa nhưng chỉ làm cho mối nghi ngờ vợ của Trương Sinh sâu hơn, không gỡ ra được.

Để rồi, bi kịch lại xảy ra nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh lẽo. Hành động của Vũ Nương được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng thể hiện sự quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm của bản thân khi đang ở trong một nỗi đau tuyệt vọng cùng cực.

Tâm trạng nhớ thương đau buồn của Vũ Nương khi xa chồng mình cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

…”Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời 

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu 

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”

(Chinh phụ ngâm)

Vậy mà, để rồi phải gieo mình xuống dòng sông để đi về cõi chết!

Nguyên nhân dẫn tới cái chết oan nghiệt của nàng là do chi tiết cái bóng cùng với những lời nói ngây thơ của bé Đản. Qua đó, tác giả cho người đọc biết rằng nguyên nhân sâu xa là từ người chồng đa nghi, thô bạo mà xảy ra. Bởi, ngay từ đầu truyện Nguyễn Dữ đã điểm qua hình ảnh nhân vật Trương Sinh: “con nhà hào phú nhưng không có học”. Bởi vậy, lại còn có tính đa nghi, thiếu cả lòng tinh, tình thương với người chung chăn chiếu, phòng ngừa quá mức.

Mỗi khi cha vắng nhà, Vũ Nương thường chỉ vào tường dưới ánh đèn cái bóng của mình và bảo với con đó là Cha
Mỗi khi cha vắng nhà, Vũ Nương thường chỉ vào tường dưới ánh đèn cái bóng của mình và bảo với con đó là Cha

Bản chất ghen tuông, đa nghi vốn có của Trương Sinh, cùng với thói gia trưởng của người đàn ông thời phong kiến dưới chế độ phong kiến hà khắc. Cho nên, người phụ nữ như Vũ Nương không có quyền lên tiếng, không tự bảo vệ được “cái đúng”. Tất cả đã đẩy nàng vào con đường bi kịch, dồn ép nàng vào chốn không có lối thoát.

  • Luận điểm 3: Phân tích nhân vật Vũ Nương phần cuối truyện

Vũ Nương hiện về thấp thoáng trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, võng lọng, cờ kiệu rực rỡ đầy sông. Sau đó, nàng nói lời đa tạ Linh Phi và tạ từ Trương Sinh rồi biến mất. Có lẽ, đây là chi tiết khiến bao người đọc phải “khóc hết nước mắt” và là sự sáng tạo tuyệt vời của tác giả Nguyễn Dữ.

Với cái kết truyện như thế này, không chỉ giúp hoàn thiện thêm nét đẹp tính cách của nhân vật mà còn minh chứng cho nàng vô tội. Cho nên, tin rằng ở thế giới bên kia Vũ Nương sẽ được đối xử xứng đáng với phẩm giá mà nàng đang có.

Như vậy, tác giả Nguyễn Dữ đã đáp ứng được mơ ước của con người vệ sự bất tử, sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện. Đồng thời, qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương chúng ta cũng thấy được nỗi khát khao hạnh phúc trong cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những con người lương thiện. Và cốt lõi là người phụ nữ đương thời.

Kết bài

Tài tình bởi nghệ thuật kể chuyện độc đáo, xen lẫn yếu tố hiện thực và sự kì ảo, giữa tình tiết đời thường với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Dữ trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.  Ông đã khắc họa rất thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương- Một người đại diện cho bi kịch bất hạnh của phụ nữ lúc bấy giờ.  Xây dựng số phận cuộc đời nàng thấm đẫm nước mắt. Qua đây, nhà văn đã mạnh dạn lên án, tố cáo một xã hội tàn bạo, phi nhân, tồn tại nhiều bất công ngang trái, đã dồn đẩy người phụ nữ vào đường cùng, không lối thoát. Không chỉ thế, dưới ngòi bút điêu luyện của mình, qua câu chuyện này nhà văn đã lên tiếng đòi lại sự công bằng, hạnh phúc cho những người phụ nữ đương thời. Đồng thời còn khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ. Và điều tuyệt vời hơn là để lại trong lòng bạn đọc một nỗi niềm “đau xót” cho hình ảnh của người phụ nữ lúc bấy giờ.

Mong rằng, bài phân tích nhân vật Vũ Nương của tác giả Nguyễn Dữ “hay”, “cô đọng” tại Phantich.com.vn này sẽ giúp những người yêu thích văn chương đọc được khi có nhu cầu tìm hiểu. Phantich.com.vn là nơi chia sẻ những bài phân tích hay mỗi ngày. Do đó, bạn đọc đừng quên cập nhật để trau dồi kiến thức văn học thêm nhé.