>> Xem thêm: Soạn chuyện cổ nước mình ( trang 102) – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức

BIỆN PHÁP TU TỪ

Soạn thực hành tiếng việt

1. (Soạn thực hành tiếng việt) Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó.

a. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

b. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

c. Thị thơ thị giấu người thơm. Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

Trả lời:

a. Từ hoán dụ “ nhắm mắt xuôi tay” có nghĩa là chết

b. Từ hóa dụ :mái nhà tranh, đồng lúa chín nghĩa là quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung

c. Từ hoán dụ “áo cơm cửa nhà” có nghĩa của cải

2. (Soạn thực hành tiếng việt)  Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của nó.

Trả lời:

a. Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa.

>> Biện pháp tu từ: So sánh giữa khoảng cách thế hệ ngày nay với thế hệ trước kia như “ con sông/ chân trời”.

>> Tác dụng: Nó diễn ta hai thế hệ xưa và nay có một khoảng cách rất xa vời nhưng thực ra lại rất gần. Đó là chân trời và dòng sông, tuy xa nhưng mà lại gần, hòa làm một.

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quan thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

>> Biện pháp: Nhân hóa tre hành động giống như con người

>> Tác dụng: Nó giúp tăng gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn sinh động, nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre. Tre cũng có những hành động và đức tính như con người.

NGHĨA CỦA TỪ

3 . (Soạn thực hành tiếng việt)  Những dòng thơ: Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của thành ngữ đó.

Trả lời:

Câu thơ trên khiến em liên tưởng đến thành ngữ: Đẽo cày giữa đường

Ý nghĩa của thành ngữ đó là: Khi mình không có chính kiến riêng của mình, hay nghe theo lời người khác , bị tác động bởi người khác thì làm việc gì cũng không hiệu quả.

4. (Soạn thực hành tiếng việt) “Tre già măng mọc” là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

Trả lời:

Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, theo em hiểu thì thành ngữ có ý nghĩa nói về ý chí quật cường của con người Việt Nam. Khi thế hệ già nằm xuống, thế hệ trẻ sẽ lại đứng lại, cứ như vậy, tre già thì măng sẽ mọc. Ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm không bao giờ bị khuất phục, nó được truyền từ đời này qua đời khác, từ già đến trẻ.