>> Xem thêm: Soạn Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức

TRƯỚC KHI ĐỌC

Soạn chuyện cổ nước mình

1. (Soạn chuyện cổ nước mình) Em biết những câu chuyện cổ nào?

Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta, em còn biết đến những câu chuyện cổ như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sự tích hồ Gườm, Con rồng cháu tiên…

2. Em thích nhân vật nào trong những câu chuyện đó vì sao?

Em thích những nhân vật chính diện như cô Tấm, Sơn Tinh, Thạch Sanh bởi vì đây đều là những vật có trái tim hiền lương, sống hiền lành, hiếu thảo. Họ cũng là những người lao động chân chất, họ dám đứng lên chống lại cái ác, cái xấu và dù cho hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt thế nào họ cũng không từ bỏ. Đây đều là những phẩm chất đáng quý mà em rất ngưỡng mộ, học hỏi.

ĐỌC VĂN BẢN

(Soạn chuyện cổ nước mình) Hình dung những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương

Đó là những màu sắc hình ảnh như: “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa. Con sông chảy có rặng dừa nghiên soi” hay “Như con sông với chân trời đã xa”.

>> Đây đều là những hình ảnh miêu tả thiên nhiên quê hương vô cùng tươi đẹp với ánh nắng vàng rực rỡ hay những cơn mưa trắng xóa. Đó cũng là dòng sông, rặng dừa soi bóng hay như chân trời xa tắp…

Quê hương hiện lên với màu sắc rạng rỡ, chân thực, với những đường nét miêu tả tựa như bức tranh phong cảnh hữu tình.

SAU KHI ĐỌC

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. (Soạn chuyện cổ nước mình) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra thể thơ đó?

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ Lục bát

Dấu hiệu khiến em nhận ra thể thơ đó là: những âm điệu nhẹ nhàng, cách ngắt nhịp câu trên 6, câu dưới 8.

2. Qua lời bài thơ, em nhận thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi ấn tượng rõ rệt về những câu chuyện đó.

Trả lời:

*Qua bài thơ, em nhận thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ: Tấm cám, cây tre trăm đốt, cây khế, thạch sanh, đẽo cày giữa đường.

* Từ ngữ, hình ảnh gợi ấn tượng rõ rệt về những câu chuyện cổ đó như:

– Tấm cam: “thị thơm thị giấu người thơm”

– Cây tre trăm đốt, cây khế, thạch sanh: “Ở hiền thì lại gặp hiền”

-Đẽo cày giữa đường : “Đẽo cày theo ý người ta”

3. (Soạn chuyện cổ nước mình Chuyện cổ “thầm thì” với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp tình người?

Trả lời:

Chuyện cổ thầm thì với nhà thơ về những vẻ đẹp tình người như:

– Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

> Lời cha ông dạy đó là thông qua những câu chuyện cổ mà cha ông kể như cô tấm, thạch Sanh, Đẽo cày giữa đường… Đều là những câu chuyện cổ kể về những đức tính tốt đẹp của con người, những tình cảm sâu nặng, nghĩa tình. Chúng ta đọc, học và nhìn vào đó để làm tấm gương đạo đức, để sống đúng đạo lý.

4. Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ:

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận thấy mặt ông cha của mình

Trả lời:

Qua hai câu thơ chúng ta nhận thấy, tình cảm của tác giả đối với những câu chuyện cổ là sự yêu quý, trân trọng. Thông qua những câu chuyện cổ tác giả hay người đọc mới có thể hiểu hơn về cha ông của mình. Chúng ta mới biết cha ông mình đã sống như thế nào và gửi gắm khát vọng, mong muốn qua những câu chuyện cổ đó. Mong rằng, con cháu sau này đọc được có thể sống đúng đạo lý, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

5. Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Trả lời:

Qua hai câu thơ trên em hiểu rằng, “chuyện cổ thầm thì” không phải là chuyện cổ nói chuyện với chúng ta mà những giá trị nhân văn mà những câu chuyện cổ mang lại cho chúng ta vô cùng sâu đậm. Những giá trị nhân văn ấy chính là lời dạy của cha ông. Cha ông đã xây dựng lên những cốt chuyện cổ vô cùng hay, ý nghĩ, giàu nhân văn. Mục đích là muốn đời sau đọc được, sống đạo lý, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đây chính là nguyện vọng của cha ông khi gửi gắm vào trong những câu chuyện cổ. Khi chúng ta đọc, chúng ta hiểu và biết trên trọng hơn những câu chuyện đó, thầm cảm ơn cha ông đã để lại cho con cháu kho tàng chuyện cổ không chỉ hay mà còn rất ý nghĩa.

6. Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm?

Trả lời:

Bởi vì, những câu chuyện cổ ấy tuy xuất hiện từ “ngày xửa ngày xưa” nhưng giá trị nhân văn mà nó mang lại thì mãi mãi tồn tại và luôn đánh thức lương tâm của chúng ta. Những câu chuyện cổ nhưng không hề “cổ” nó vẫn rất mới mẻ với tất cả thế hệ mai sau. Nó chính là ngọn lửa soi sáng, là đạo lý dẫn dắt chúng ta sống tốt với đời cho đến mãi về sau.

VIẾT KẾ NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sống với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Trả lời:

Khi đọc 4 câu thơ cuối của bài thơ em cảm thấy vô cùng xúc động. Những câu chuyện cổ mà cha ông để lại cho thế hệ mai sau đều vì mong muốn,t hế hệ mai sau biết giữ gìn bản sắc dân tộc và sống thật tốt, sống có đạo. Thế hệ cha ông với chúng ta, giờ đây xa cách giống như con sống với chân trời đã xa. Cả hai thế hệ kết nối được với nhau nhờ những câu chuyện cổ. Tuy là chuyện cổ nhưng nó vẫn luôn mãi mãi tồn tại, mới mẻ đối với tâm hồn thế hệ mai sau. Nhờ câu chuyện cổ, chúng ta mới hiểu ra, cha ông chúng ta đã sống thế nào. Đó là một thế hệ hào hùng với trái tim lương thiện, đó là khát khao ở hiền gặp lành, đó là những cuộc chiến đấu dũng mãnh để bảo vệ tổ quốc, chống quân xâm lược. Quả đúng là nhờ những câu chuyện cổ mà “ cho tôi nhận mặt ông cha của mình”.

Bốn câu thơ cuối mang đến cảm xúc rất đặc biệt trong tôi. Nó không chỉ là lời cảm ơn sâu sắc của tác giả, mà còn là lời cảm ơn của thế hệ mai sau đối với cha ông. Cảm ơn những câu chuyện cổ quý giá, những bài học, lời răn dạy đắt giá để thế hệ mai sau sống tốt và có ích hơn.