>> Xem thêm: Soạn chuyện cổ nước mình ( trang 102) – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức

TỪ ĐỒNG ÂM

Soạn thực hành tiếng việt

1. (Soạn thực hành tiếng việt) Từ nào trong ba trường hợp sau phản ánh hiện tượng đồng âm? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non

>> Từ đồng âm: “bóng”

>> Nghĩa của từ “bóng”: Đây là hình ảnh phản chiếu của sự vật (trong đó sự vật là ánh trăng)

b. Bóng đã lăn khỏi đường biên dọc

>> Từ đồng âm: “bóng”

>> Nghĩa của từ bóng: Đây là chỉ một sự vật là quả bóng.

c. Mặt bàn được đánh vec-ni thật bóng

>> Từ đồng âm : “bóng”

>> Nghĩa của từ bóng: Thể hiện tính chất của sự việc, sự bóng bẩy, hào nhoáng, trau chuốt…

2. (Soạn thực hành tiếng việt) Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau. Theo em, đó có phải là hiện tượng đồng âm hay không? Vì sao?

a. Đường lên xứ lạng bao xa?

Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường.

>> Các từ in động là các từ đồng âm. Bởi vì cùng âm “đường” nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ “đường” ở câu đầu thể hiện khoảng cách giữa hai nơi là bao xa. Còn từ “đường” ở câu sau là nguyên liệu đường dùng trong nấu ăn, pha nước, nấu chè…

b. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bất ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Tôi mua cái bút này với giá hai mười nghìn đồng

>> Từ đồng âm là từ đồng. Bởi vì hai từ này đồng âm nhưng nghĩa khác nhau. Theo đó, từ đồng ở câu đâu thể hiện cánh đồng. Còn từ đồng ở câu sau thể hiện đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

TỪ ĐA NGHĨA

3. (Soạn thực hành tiếng việt)  Nghĩa của từ “trái” trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không? Vì sao?

a. Cây xoaì trước sân nhà em có rất nhiều trái

b. Bố vừa mua cho em một trái bóng

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng

Trả lời:

Nghĩa của từ “trái” trong ba câu trên có liên  quan đến nhau. Bởi vì chúng đều chỉ về sự vật và sự vật đó có hình dạng hình cầu.

– Từ trai trong câu a nghĩa là trái cây, quả (ăn được)

– Từ trái trong câu b nghĩa là quả bóng (không ăn được, dùng để đá)

– Từ trái trong câu c nghĩa là quả núi (không ăn được, chỉ sự vật)

4. Xác định hiện tượng đồng âm, đa nghãi trong các câu sau

Trả lời:

a. Con cò có cái cổ cao

b. Cổ tay em trắng như ngà

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội

– Từ đa nghĩa là ở câu a và b cùng dùng từ  “cổ”. Cổ ở câu a là chỉ cái cổ tay của con người. Còn cổ ở câu b là chỉ cổ tay của sự vật (phần eo trên của cái bình nước). Như vậy nó đều chỉ “cổ” nhưng cổ của hai vật khác nhau.

– Từ đồng âm là từ “cổ” ở câu a,b,c . Vì cổ ở câu “c” là cổ chỉ nét đẹp cổ kính, không liên quan gì đến “cổ” – chỉ một bộ phận của cơ thể hay 1 bộ phận của chiếc bình.

5. Hãy giải thích nghĩa của từ “nặng” trong câu ca dao:

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

Tìm thêm một số ví dụ có từ “nặng” được dùng với nghĩa khác.

Trả lời:

– Từ “nặng” trong câu ca dao thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước. Như vậy, nặng ở đây là nặng về tình cảm. Tình cảm sâu nặng hơn bình thường và khó có thể dứt bỏ được.

– Một số ví dụ có từ “nặng” dụng với nghĩa khác nhuư:

+ Chiếc bàn này rất nặng => Chỉ trọng lượng của chiếc bàn cao hơn so với trọng lượng của sự vật khác

+ Em buồn vì bà nội bị ốm nặng => Chỉ tình trạng bệnh cao hơn, trầm trọng hơn so với mức bình thường.

>> Như vậy, từ nặng ở trên là từ đa nghĩa, vì nó đều chỉ tính chất sự vật ở mức cao hơn bình thường.