>> Xem thêm: Soạn Mây và Sóng (trang 49) – Ngữ văn 6 tập 1 –Kết nối tri thức

1. TRƯỚC KHI NÓI

Chuẩn bị nội dung nói

– Dựa vào chính trải nghiệm của em để chọn nội dung nói. Đó có thể là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, việc chăm sóc các thành viên trong gia đình; tôn trọng sở thích của từng người.

– Tìm hiểu thêm ý tưởng dựa vào các bài em đã học về tình cảm gia đình như Chuyện cổ tích loài người, mây và sóng, bức tranh em gái tôi.

– Các em có thể chuẩn bị các hình ảnh, bài hát để minh họa cho bài nói.

– Các em ghi ra giấy các vấn đề cần nói để sắp xếp theo trật tự phù hợp.

Tập luyện

– Các em có thể tập luyện trước khi trình bày nói trước thầy cô và bạn bè.

– Các em chọn nói tự nhiên, đọc lưu loát để các bạn và thầy cô nghe dễ hơn.

2. TRÌNH BÀY NÓI

– Trình bày nói theo các ý đã chuẩn bị. Các em trình bày phần mở đầu dẫn dắt và vấn đề các em sẽ đề cập. Phần thân bài sẽ bày tỏ các nội dung chính, không sa đà vào nhiều nội dung không liên quan. Phần kết thúc cần nhấn mạnh cách ứng xử thích hợp mà em đã lựa chọn.

– Trong khi nói, các em cần tập trung vấn đề nói. Các em có thể liên hệ với trải nghiệm bản thân để bài nói thêm sinh động.

– Chú ý kết hợp với tranh ảnh để thêm sinh động và thuyết phục.

3. SAU KHI NÓI

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Bài mẫu tham khảo

Xin chào Thầy cô và các bạn. Tên tôi là…………………………, học lớp………, trường……..

Tôi xin trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình như sau: Đó là vấn đề tình cảm gia đình, ứng xử trong gia đình giữa: cha mẹ – con cái.

Mở bài

Từ xưa đến nay, gia đình Việt Nam luôn tôn trọng lễ nghĩa, xây dựng được những truyền thống bền đẹp, chuẩn mực đạo đức, gia phong nề nếp. Rất nhiều gia đình hiện nay vẫn sống từ 3 đến 4 thế hệ trong một mái nhà. Điều này, đối với trước đây có lẽ là bình thường. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của xã hội, việc sống cùng nhiều thế hệ trong gia đình dường như ít thấy. Dẫu vậy, nó vẫn tồn tại trong xã hội. Việc sống cùng nhiều thế hệ trong gia đình khó tránh khỏi những vấn đề mâu thuẫn xảy ra về tình cảm, kinh tế, ứng xử. Nó là vấn đề phức tạp và xảy ra trên quy mô lớn. Tuy nhiên, trong bài nói này, tôi xin đề cập đến những xung đột thường gặp trong đời sống gia đình giữa cha mẹ – con cái. Từ đó, sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để có thể giải quyết mâu thuẫn triệt để, nhằm tăng tình cảm gia đình và chữa lành yêu thương.

Sự khác biệt giữ nhìn nhận về hình thức và bề ngoài của con

Đối với các bậc cha mẹ, bề ngoài của con chỉ cần chỉn chu, sạch sẽ, kín đáo là được. Đi học thì mặc đồng phục, về nhà mặc quần áo ở nhà gọn gàng. Đi chơi mặc đồ vừa nhìn, đẹp, không cầu kỳ, diêm dúa, không son phấn, nước hoa, trang sức… Đây là tâm lý bình thường của những bậc cha mẹ khi mong muốn đem đến sự an toàn cho con khi bước ra ngoài xã hội. Tránh con a dua theo bạn bè mà lơ là việc học tập.

Tuy nhiên, ngày nay, suy nghĩ của trẻ hoàn toàn khác bậc cha mẹ. Khi còn nhỏ, ăn mặc theo sở thích của cha mẹ. Nhưng lớn lên, mỗi đứa trẻ là một cá tính độc lập và sẽ có sở trưởng, sở thích riêng và vấn đề ăn mặc, hình thức bên ngoài. Trẻ thích mặc theo xu hướng như quần rách, áo crotop hoặc đồ hip hop, trang điểm. Trẻ có xu hướng thời trang mạnh hơn cha mẹ khi cùng độ tuổi cha mẹ. Trẻ cũng có xu hướng ăn mặc phóng khoáng hơn và khiến cha mẹ không hài lòng.

Tiêu cực: Cha mẹ sẽ ngăn cấm, trách móc trẻ. Cho rằng trẻ đua đòi và ăn mặc trái với thuần phong mỹ tục.

Đối với trẻ: Cảm thấy bị ức chế, khó chịu, chống đối lại cha mẹ và có thể trước mặt tỏ vẻ ngoan hiền nhưng sau lưng lại nổi loạn.

>> Giải pháp: Cha mẹ nên bình tĩnh ngồi phân tích cho trẻ hiểu những lợi ích – tác hại khi ăn mặc chưa phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt trẻ ở tuổi 16 trở đi có xu hướng thể hiện cái tôi cao. Việc ăn mặc hở hang có thể khiến trẻ dễ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục. Trẻ có thể mặc đẹp, thời trang nhưng phù hợp với môi trường học tập, vui chơi, giải trí. Không cấm ép trẻ mà cần tư vấn như một người bạn về thời trang, để trẻ không suy nghĩ lệch lạc mà ảnh hưởng đến tương lai.

Sự khác biệt giữa nhận thức các vấn đề học tập của con

Hầu hết các bậc làm cha mẹ đều mong muốn con học giỏi để sau này làm “ông nọ bà kia”. Đây là suy nghĩ khá phổ biến của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Vì vậy, khi thấy con học yếu họ thường ép con học, la mắng, thất vọng và thậm chí điều này có thể gây áp lực căng thẳng cho trẻ. Thực tế hiện nay, không ít trường hợp trẻ bị trầm cảm vì áp lực học tập do chính cha mẹ tạo nên.

Ngày nay, việc học tập tuy quan trọng nhưng không phải là tất cả. Trẻ em bây giờ không đặt nặng vấn đề học tập như trước đây. Tất cả là do môi trường sống thay đổi và nhận thức tư duy thay đổi. Con đường học tập cũng không còn là con đường duy nhất dẫn đến thành công nên trẻ có tư duy sinh ra lười biếng, chọn sai ngành nghề và ảnh hưởng đến tương lai rất nhiều.

Tiêu cực: Nếu cha mẹ không thấu hiểu con cái trong học tập có thể gây áp lực cho trẻ khiến trẻ có nguy cơ bị stress và trầm cảm

Đối với trẻ: Nếu đi sai con đường lựa chọn có thể ảnh hưởng đến cả tương lai

>> Giải pháp: Cha mẹ đồng hành cùng coi trong con đường học tập, khuyến khích con học trong khả năng, không ép buộc và gây sức ép lớn. Cần phân tích cho con hiểu lợi ích của việc học tốt để phát triển tư duy và sau này, dù làm việc gì cũng tốt.

Sự khác biệt giữa xu hướng vui chơi và bạn bè của con

Trẻ ở tuổi dậy thì có xu hướng khám phá vui chơi và kết bạn nhiều. Các hoạt động vui chơi như đi dã ngoại, đén nhà chơi, kết bạn khác giới… Tuy nhiên, về phía cha mẹ thì quan tâm đến vấn đề kết bạn của con như: Không muốn con kết bạn khác giới, ngăn cấm con khi đi chơi. Đối bố mẹ việc con nghe lời tốt hơn là so với việc lắng nghe ý kiến của con.

>> Giải pháp: Cha mẹ nên lắng nghe con chia sẻ và đồng hành cùng con, tư vấn con về cách lựa chọn bạn chơi. Việc ngăn cấm càng khiến trẻ có xu hướng chống đối nhiều hơn là hợp tác. Trong trường hợp bạn xấu dụ dỗ, cha mẹ cần nghiêm khắc với việc con kết bạn không tốt nhưng lại vui vẻ, khuyến khích khi con chơi với những người bạn tốt, bạn cùng tiến.

Xung đột khi con yêu sớm

Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng khi con yêu sớm. Nhiều cha mẹ cho rằng, yêu sớm ảnh hưởng học tập và ảnh hưởng tương lai sau này của con. Vì vậy, rất nhiều cha mẹ ngăn cấm con yêu sớm mà xảy ra tình trạng con “yêu lén lút và có bầu khi đang ngồi trên ghế nhà trường”. Đau lòng hơn, một số trường hợp trẻ còn cùng nhau tự vẫn vì tình.

Đối với trẻ, tình yêu là sự phát triển hết sức bình thường của tâm sinh lý tuổi dậy thì. Trẻ kết bạn, rụng động và thích/ yêu nhau là điều hết sức bình thường. Vì vậy, khi bị cấm đoán hà khắc trẻ rơi vào đau khổ, bế tắc và có thể ảnh hưởng trầm trọng đến tâm sinh lý của trẻ.

>> Giải pháp: Hãy chấp nhận việc yêu sớm ở con và đồng hành, chia sẻ cùng con trong giai đoạn hết sức nhạy cảm này. Tư vấn cho con về tình yêu học trò trong sáng, về những điều cấm kỵ khi gần gũi và những mặt lợi – tác hại khi yêu sớm. Thay vì cấm đoán hãy quan sát và đồng hành cùng con.

Kết bài

Trên đây là ý kiến của tôi về vấn đề tình cảm, ứng xử trong gia đình giữa cha mẹ và con cái khi xảy ra những xung đột trong cuộc sống. Tôi mong rằng, qua bài chia sẻ này các bạn sẽ hiểu hơn về bậc làm cha mẹ và có thể thuyết phục cha mẹ về sở thích, nguyện vọng của mình.