Soạn Mùa xuân của tôi trang 173 – 178 SGK Ngữ văn Lớp 7 tập 1

I. Đọc hiểu văn bản – Soạn Mùa xuân của tôi

Câu 1 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Bài văn viết về cảnh sắc mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

Trả lời:

– Bài văn viết về cảnh sắc mùa xuân ở Bắc Việt (Vùng Bắc Bộ Việt Nam/ Miền Bắc Việt Nam) cụ thể là mùa xuân Hà Nội.

– Hoàn cảnh khi viết bài văn là hoàn cảnh chin tranh loạn lạc, khi đất nước đang bị chia cắt 2 miền Nam – Bắc, tác giả đang phải sống xa quê hương của mình.

– Tâm trạng của tác giả khi viết bài văn: Nỗi niềm nhớ nhung da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Những nỗi niềm ấy được gửi gắm và khắc họa qua nỗi nhớ mùa xuân, nhớ cảnh sắc thiên nhiên,…

Câu 2 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

Trả lời:

– Bài văn có thể chia làm 3 đoạn.

– Nội dung chính của mỗi đoạn:

  • Phần 1 (Từ đầu … mê luyến tâm hồn): Tình cảm của tác giả, của con người nói chung đối với mùa xuân.
  • Phần 2 (tiếp … mở hội liên hoan): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Bắc Việt, đặc biệt là mùa xuân Hà Nội.
  • Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

– Các đoạn được liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc chặt chẽ.

Câu 3 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Đọc lại đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?

c) Em có nhận xét gì vè giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?

Trả lời:

a) Trong đoạn văn trên, cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết:

– Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…

– Thời tiết, cảnh sắc êm ái như nhung

– Bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm.

b) Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người:

– như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non cây cối trồi lên

– con người thấy mình trẻ ra, tim đập mạnh hơn, thèm khát sự yêu thương, và muốn yêu thương.

– cái rét cũng trở nên ngọt ngào hơn

– những con vật trốn rét cũng bò ra kiếm ăn

– cảm nhận được bầu không khí gia đình đoàn tụ

c) Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn: Da diết, lãng mạn, tha thiết, sôi nổi

Câu 4 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Đọc lại đoạn văn từ “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:

a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.

b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?

Trả lời:

a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả:

– Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông, nhưng lại có hương thơm man mác

– trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn.

– bầu trời xanh tươi nên con người cũng rạo rực một niềm vui sáng sủa

– thịt mỡ dưa hành đã hết trở về với bữa cơm giản dị, các trò chơi ngày Tết đã hết nhường chỗ cho cuộc sống đời thường giản dị.

b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên: rất am hiểu về thiên nhiên, là người có đầu óc quan sát tỉ mỉ.

Câu 5* trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả:

Mùa xuân miền Bắc mang những nét đặc trưng riêng việt so với những vùng miền khác, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, tình cảm yêu thương nồng đậm, đoàn tụ sum vầy.

II. Luyện tập – Soạn Mùa xuân của tôi

Câu 1 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Tập đọc diễn cảm bài văn.

Câu 2 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân:

Mùa xuân nho nhỏ
Thi sĩ: Thanh Hải

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

Xuân về
Tác giả: Chu Minh Khôi

Trời mới ửng lên nắng trạng nguyên
Tiếng chim thả chữ xuống vòm hiên
Tháng Giêng khép mắt cười em ấp
Lộc biếc mọc răng khểnh nõn duyên.

Chợ Tết gặp phiên đông thật đông
Đào phai chúm chím khóe môi hồng
Dăm ba thôn nữ về qua ngõ
Cười vỡ khoảng trời ngọc bích trong.

Đã thấy hơi xuân trong gió may
Vương trên mái lá tiễn đông gầy
Nhà ai vừa quét tường vôi trắng
Thỏ thẻ bên thềm hoa cúc lay.

Mòn đợi mưa xuân phơi phới bay
Dáng mơ thôn nữ ngấm men say
Văn nghệ chi đoàn xuân đã hẹn
Em có sang tìm ta tối nay?

Câu 3 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.

Trả lời:

Mùa hè nơi tôi sống, một vùng quê yên bình. Ở nơi đó có phượng nở đỏ rợp trời khắp con đường tới trường, có tiếng ve kêu suốt đêm ngày. Những ngày được nghỉ học, tôi thường trốn bố mẹ đi bắt ve vào giờ ngủ trưa, rồi chiều chiều thì theo lũ bạn ra đồng mò cua, bắt ốc. Những kỉ niệm bình dị đó chính là những ký ức tuổi thơ đẹp nhất với tôi, mà sau này dù có đi đâu tôi cũng sẽ nhớ mãi về nó.

Tham khảo các bài soạn Ngữ văn lớp 6, tại đây:

Thực hành tiếng Việt trang 16

Soạn Thực hành đọc hiểu: Giờ Trái Đất trang 97