>> Xem thêm: Soạn chuyện cổ nước mình ( trang 102) – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Soạn cây tre việt nam

  1. (Soạn cây tre việt nam ) Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả như sau:

– Trẻ có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi.

– Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn

– Trẻ cứng cáp dẻo dai, vững chắc

– Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người

– Bóng tre trùm lên âu yến làng, bản, xóm thôn

– Tre là cánh tay của người nông dân

– Tre gắn bó làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh

– Tre tham gia vào giữ nước

– Tre là vũ khí

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

– Tre xanh là bóng mát, là khúc hát tâm tình

2. (Soạn cây tre việt nam)  Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài.

Trả lời:

Trẻ liên quan đến khung cảnh,cuộc sống, văn hóa người Việt Nam thông qua các chi tiết như:

– Khung cảnh, cuộc sống:

+ Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn

+ Ở đâu, tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.

+ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn

+ Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc

+ Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày.

+ Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt những mối tình quê

+ Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyền đánh chắt bằng tre.

– Các chi tiết chỉ tre liên quan đến văn hóa như:

+ Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính

+ Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời

3. (Soạn cây tre việt nam )  Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất đặc điểm cây tre?

Trả lời:

Những từ ngữ như: “Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai vững chắc. Tre trông thanh cao giản dị, chí khí như con người”

4. Vì sao tác giả có thể khẳng định: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”?

Trả lời:

Trong bài viết, tác giả miêu tả cây tre với những đức tính như con người như:

+ Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy

+ Như tre mọc thẳng không chịu khuất phục… “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”

+ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù… Tre xung phong giữ làng giữ nước, giữ đồng lúa chín

+ Cây tre nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm..

Với những câu văn miêu tả về tre như trên cho chúng ta thấy, cây tre thực sự mang đức tính cao quý của những người hiền lương Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã trải những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ oanh liệt đều nhờ vào những đức tính cao quý như quyết liệt, thủy chung, dũng cảm, ngay thẳng, bất khuất. Và tre cũng giống như vậy. Dù ngày nay, có rất nhiều sắt thép trên đất nước, nhưng tre vẫn là biểu tượng của dân tộc.

5. Em hãy giải thích vì sao cây tre là “người bạn của nông dân Việt Nam”, bạn thân của nhân dân Việt Nam?

Trả lời:

– Cây tre là người bạn của nông dân Việt Nam bởi gì ngay từ khi sinh ra chúng ta đã thấy cây tre. Cây tre xuất hiện khắp mọi nơi, từ nhà ra đến cổng làng. Cây tre là người bạn thân thiết khi còn nhỏ khi trở thành đồ chơi tuổi thơ. Cây tre tham gia vào sản xuất như làm công cụ giã gạo. Cây tre gắn liền với đời sống nông dân Việt Nam, thân thiết như một người bạn.

– Cây tre là người bạn của nhân dân vì cây tre cũng đồng hành trong mọi cuộc kháng chiến của dân tộc. Cây tre trở thành vũ khí sắc bén chống lại xe tăng, súng đạn kẻ thù. Cây tre mọc thẳng không khuất phục, ở đâu cũng xanh tốt giống như con người Việt Nam, không chịu khuất phục trước kẻ thù.

6. Em đang sống ở thời đểm “ngày mai” mà tác giả nhắc đến trong văn bản, khi “sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”. Theo em, ví ao cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam?

Trả lời:

Theo em, dù ngày nay, sắt thép nhiều hơn tre nứa, nhưng cây tre vẫn vô cùng thân thuộc đối với đất nước con người Việt Nam. Bởi vì cây tre đã có từ ngàn xưa, gần gũi với người dân Việt Nam. Cây tre giống như một người bạn thân thiết trong đời sống, văn hóa, trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cây tre là biểu tượng của sự mạnh mẽ vươn lên, ý chí không khuất phục như con người Việt Nam. Vì vậy, dù giờ đây sắt thép nhiều hơn tre nứa, nhưng cây tre vẫn vô cùng thân thuộc với con người Việt Nam.