Bài mẫu phân tích

Mở bài

Trong nền văn học Việt Nam 1930 – 1945 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nền văn học hiện thực nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Những tác phẩm văn học hiện thực đã phô bày sự thối nát của xã hội phong kiến và nỗi thống khổ cùng cực của nhân dân. Người dân đói khát, tận cùng, tha hóa, bị vùi dập tận đáy xã hội, khống có quyền làm người. Một trong những nhà văn nổi lên như một cây bút sang giá trong nền văn học hiện thực là Nam Cao. Ông có nhiều tác phẩm để đời dã lột tả tận cùng bộ mặt khốn nạn của xã hội thực dân. Qua ngòi bút của mình cũng xây dựng lên những hình ảnh nhân vật đại diện cho tầng lớp thống khổ thành công rực rỡ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Chí Phèo. Đây là một nhân vật bị tha hóa điển hình, dưới đáy xã hội, được Nam Cao xây dựng thành công và ấn tượng vô cùng. Bên cạnh hình ảnh Chí Phèo thì hình ảnh bát cháo hành cũng vô cùng ấn tượng, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Khi phân tích chi tiết bát cháo hành chúng ta càng hiểu được tấm lòng của Nam Cao dành cho nhân vật và sự khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo.

Phân tích chi tiết bát cháo hành

Thân bài

  • Khát quát về sự tha hóa của Chí

Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm và là nhân vật điển hình cho tầng lớp thanh niên thời kì 1930 bị tha hóa và bị đẩy xuống đáy xã hội. Cuộc đời Chí ngay từ khi sinh ra đã không được công nhận làm người, đã bị bỏ rơi và ruồng rẫy từ chính người mẹ đẻ của mình. Có lẽ, nhiều người khi đọc xong tác phẩm sẽ trách Chí không có nghị lực, không vượt lên nghịch cảnh nhưng phân tích sâu xa hơn chúng ta sẽ hiểu rằng, gốc của vấn đề ở đây chính là hiện thực xã hội. Xã hội đã ngược đãi Chí, dù cho Chí có cố gắng vượt lên nghịch cảnh nhưng xã hội vẫn không công nhận mới dẫn đến đường cùng.

Phân tích chi tiết bát cháo hành – Là trẻ mồ côi, lớn lên là thanh niên trai tráng, rắn rỏi, mạnh mẽ việc gì cũng làm được nhưng lại bị Bá Kiến hãm hại vì ghen tuông. Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù và đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Chí bị tha hóa. Trong tù Chí đã không được đối xử như con người, ra tù Chí trở thành tên gian xảo, tay sai cho Bá Kiến, suốt ngày uống rượu chửi đời, đầu trọc lọc, vạch mặt ăn vạ, đòi nợ thuê, hại bao gia đình, bao nhiêu người. Từ đâu mà Chí một chàng thanh niên trai tráng cày thuê cuốc mướn khỏe mạnh, lương thiện lại trở nên tha hóa mạt hạng như vậy? Bạn đọc có bao giờ đặt câu hỏi về quá trình tha hóa của Chí. Tác giả có vẻ lướt nhanh vấn đề này nhưng chúng ta cũng cảm nhận thấy bộ máy thống trị của xã hội phong kiến thối nát, mục rữa thế nào. Chúng tìm cách đẩy con người vào tù tội, và biến con người từ một con người lương thiện trở thành con quỷ.

Hoàn cảnh của Chí thực sự quá đáng thương hơn là đáng trách. Một người mồ côi để có thể lớn lên, trưởng thành, lương thiện đã không hề dễ dàng. Vậy mà khi vừa lớn lại bị bộ máy thống trị xã hội kết án, đi tù thì còn đâu là tương lai? Một kẻ tù tội, không nhà, không cha, không mẹ, cố tứ vô thân thì hỏi, ai sẽ là người chấp nhận!? Ở xã hội hiện đại đã khó nói gì đó là thời phong kiến với bao nhiêu hủ tục hà khắc, cái nhìn đời ích kỉ, con người khó đồng cảm và thấu hiểu cho nhau. Bởi vì cái đói, cái nghèo bao bên họ quanh năm thì sao họ hiểu được. Vậy nên, Nam cao dường như đã xây dựng lên một nhân vật quá đỗi bi thương về cuộc đời, về hoàn cảnh.

  • Phân tích hình ảnh bát cháo hành

Liệu Chí có thể trở thành người lương thiện không? Có hoàn toàn có. Nam Cao đã cho Chí một cơ hội trở thành người lương thiện, một cơ hội vô tình  mà hữu ý. Đó là sự đồng cảm giữa con người với con người. Một trái tim ấm áp sẽ kéo một trái tim cô đơn. Một bàn tay đưa ra sẽ cứu vớt một người đang đuối nước. Nam Cao đã cho Chí gặp Thị Nở  – hai kẻ khá tương đồng về hoàn cảnh. Chỉ khác là Nở còn có bà cô (người nhà), có nhà để ở nhưng lại xấu, dở hơi. Có lẽ, Nam Cao cố gắng hạ tiêu chí của Nở xuống để phù hợp với Chí hơn, một ngời cố tứ vô thân. Có lẽ vì vậy Nở cũng dễ đồng cảm với Chí và muốn về ở chung với Chí để có thể xây dựng một gia đình như bao người ngoài kia.

Chí đã gặp Nở vào một đêm trăng khi hắn say mềm, hắn đã ăn nằm với Nở ở bụi chuối gần nhà. Khi tỉnh dậy, hắn từ ngạc nhiên đến vui mừng, hạnh phúc. Đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất và cũng cô đơn nhất của cuộc đời Chí Phèo. Nếu đọc hết tác phẩm và đọc kỹ tác phẩm chúng ta sẽ thấy rằng, trước đây cuộc đời Chí là tăm tối kéo dài triền miên, không biết ngày mai, không cảm xúc, không tương lai nên Chí sẽ thấy bình thường. Nhưng bây giờ Chí đã gặp Nở, Chí đã bắt đầu thấy yêu. Chí xúc động nghẹn ngào vì đây là lần đầu hắn được một người đàn bà cho. Trước giờ người ta toàn cướp của Chí chứ có ai cho Chí bao giờ. Những cảm xúc : “bâng khuâng, mơ hồ buồn, ăn năn…” được Nam Cao miêu tả vô cùng chân thực vô cùng. Đây là những thay đổi cảm xúc từ một người không được gì, chỉ có mất đến được cho nên ngỡ ngàng và hạnh phúc không sao tả được.

Phân tích chi tiết bát cháo hành – Khoảnh khắc Chí ốm, mệt trong người được Thị mang cho bát cháo hành, bát cháo ngon hơn tất cả những món mà Chí đã từng ăn. Bát cháo hành khiến Chí nhớ lại quãng thời gian bên bà Ba của Bá Kiến chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì, khiến hắn suy nghĩ muốn làm người lương thiện. Chỉ vì một bát cháo hành mà khiến Chí thay đổi tâm tư, suy nghĩ, từ một người chỉ biết chửi, rượu, đòi nợ, rạch mặt mà lại thay đổi muốn thành người lương thiện, muốn sống với Thị như vợ chồng, sinh con, cày thuê cuốc mướn, sống cuộc đời bình thường.

Hình ảnh bát cháo hành không đơn giản chỉ là bát cháo mà Thị nấu cho Nở mà đây là hình ảnh của tình yêu, tình thương. Thị nở nấu cháo cho Chí bắt nguồn từ tình thương đơn thuần, từ sự cao cả của bản chất của một người phụ nữ. Thị thấy thương chí nên dành cho Chí một tình cảm dịu dàng, giản dị nhưng đong đầy ân tình, ân nghĩa. Đây là minh chứng cho tình yêu muộn màng nhưng đã cứu vớt cuộc đời Chí khỏi vũng lầy tăm tối. Nó cũng là liều thuốc chữa đi căn bệnh đã ăn sâu, đục khoét tâm hồn Chí.

Bát cháo hành không chỉ là liều thuốc giải cảm khi Chí ốm mà nó còn là liều thuốc chữa căn bệnh tâm hồn khiến chí hồi tỉnh sau cơn mê, khơi dậy bản chất ý thức con người, Chí muốn trở thành người lương thiện.

Đặc biệt, thông qua hình ảnh bát cháo hành chúng ta cảm nhận được rằng, thì ra Chí phèo không phải là một con quỷ hoàn toàn. Hắn không mất đi hết tính người, sâu bên trong hắn là một con người lương thiện, một anh canh điền với những ước mơ vô cùng giản dị, đời thường. Có lẽ, chính tình yêu của Thị đã là liều thuốc tiên và bát cháo hành là hình ảnh sinh động, chân thành cho tình yêu ấy. Nó đã đánh thức bản chất hiền lành, trong cái xác ác quỷ của Chí: “hắn muốn làm nũng với mẹ, ôi sao mà hắn hiền”.

Phân tích chi tiết bát cháo hành – Hình ảnh bát cháo hành chỉ thoáng qua trong tác phẩm nhưng lại mang nhiều tầng nghĩa và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nó phần nào thể hiện niềm tin của tác giả về con người. Con người là bất diệt và luôn có lòng trăc ẩn tiềm tàng. Bản chất lương thiện luôn ở sâu trong tâm hồn nhưng vì hoàn cảnh mà bản chất ấy bị giấu đi, bị biến tính đi. Chỉ cần, có tình yêu, sự thấu hiểu, nâng đỡ nhất định sẽ đánh thức bản tính lương thiện của con người.

Thị Nở và bát cháo hành chính là sợi dây tình yêu đã cứu vớt tâm hồn khổ đau của Chí. Trong cuộc đời này chỉ có tình yêu giữa người với người mới giúp chữa lành những tổn thương về tâm hồn, cứu vớt những cuộc đời tăm tối. Giữa xã hội mà con người ghét bỏ lẫn nhau, khinh khi nhau thì Thị Nở lại như một thiên sứ tình yêu đã dang tay cứu vớt trí, bên vẻ ngoài xấu xí ấy là cả trái tim vô cùng ấm áp, dịu dàng, mà những kẻ đẹp đẽ ngoài xã hội kia mấy ai thực có.

Tác giả xây dựng hình ảnh thị  nở và bát cháo hành đem lại chút thi vi, chút tình thương vô cùng hiếm hoi lên trang sách cuộc đời Chí phèo. Đây cũng là tấm lòng của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Tác giả luôn tin, những thanh niên bị tha hóa ngoài đời kia ẩn sâu sau vể ngoài “con quỷ” luôn có một trái tim thiện lương khao khát được sống làm người thực sự. Họ cũng đang chờ một “Thị Nở” của mình để trái tim được đánh thức.

Kết bài

Khép lại trang sách ta vẫn cảm thấy đâu đây hương cháo hành thoang thoảng. Hương cháo hành của tình yêu, tình thương, lòng trắc ẩn. Có lẽ không có món ăn nào ngon hơn bát cháo hành lúc bấy giờ, và có lẽ không có hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh bát cháo hành mà thị nấu cho Chí. Đây chính là lòng trắc ẩn, tình người đơn thuần dành cho nhau. Bát cháo hành đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh thức lương tâm của Chí và cũng đã thể hiện chủ đề, tư tưởng truyện nói chung. Nó cũng là tấm lòng nhà văn dành cho nhân vật, ông vẫn tin vào bản chất lương thiện của con người và nhất định, bản chất ấy luôn tồn tại và sẽ thức tỉnh vào một thời điểm quan trọng nào đó trong cuộc đời.

>> Xem thêm: Phân tích bi kịch của Chí Phèo – Văn mẫu tham khảo cho học sinh giỏi