Văn mẫu phân tích bi kịch của Chí Phèo

Mở bài

Nghèo đói, bị chà đạp, tha hoá, bế tắc,… đều là những từ ngữ ám chỉ số phận người nông dân ở đáy bùn xã hội phong kiến thực dân nửa đầu thế kỉ XX. Vì vậy, những tác phẩm khai thác đề tài này xuất hiện không ít, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc lại không hề đơn giản. “Chí Phèo” của Nam Cao được xem là tác phẩm tiêu biểu khắc họa rõ nét quá trình thay đổi của cuộc đời con người khi bị vùi xuống bùn đen. Phân tích bi kịch của Chí Phèo, ta sẽ thấy rõ điều này, cùng với đó là cái nhìn nhân đạo sâu sắc của tác giả.

Thân bài

  • Khái quát tác giả, tác phẩm

Nam Cao (1915/1917 -1951), là nhà văn lớn nửa đầu thế kỉ XX. Sinh ra trong gia đình công giáo bậc trung, song ông lại có cái nhìn thấu hiểu và yêu thương những người ở giai cấp nông dân, những kiếp con sen, thằng ở. Ông thuộc trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh”, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Vì vậy, tác phẩm của ông luôn lột trần được bối cảnh xã hội bấy giờ cùng những biến chuyển trong tâm lý, nhân cách con người khi đối diện với nghịch cảnh. Đồng thời thông qua đó, cái nhìn nhân đạo của tác giả được thể hiện rất rõ ràng.

Phân tích bi kịch của Chí Phèo
Tác giả Nam Cao

“Chí Phèo” được sáng tác năm 1941 với nhan đề là “Cái lò gạch cũ”, sau khi in trên “Đời mới” được nhà xuất bản đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. Năm 1946 khi in lại, Nam Cao đã đổi tên thành “Chí Phèo”. Nhan đề này gắn với nhân vật trung tâm của tác phẩm, góp phần gợi mở chủ đề và mục đích của nhà văn.

Phân tích bi kịch của Chí Phèo để hiểu rõ về bi kịch của Chí Phèo, ta cần nắm được bi kịch là gì. Đó là sự mâu thuẫn, đối lập giữa hiện thực đời sống khắc nghiệt với khát vọng, mơ ước, khao khát của con người. Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của con người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. Đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người lương thiện, khát khao được đối xử như một con người bình thường nhưng không thể thực hiện được của Chí Phèo.

  • Luận điểm 1: Bi kịch thể hiện trong tiếng chửi

Ngay từ đầu tác phẩm, Nam Cao đã khắc hoạ nhân vật Chí Phèo hiện lên rất đặc biệt. Không phải hình dáng, tính cách, tướng mạo,… hay một nét đặc trưng có thể nhìn thấy. Nam Cao giới thiệu với độc giả nhân vật của mình thông qua … tiếng chửi. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Dưới ngòi bút của Nam Cao, Chí Phèo xuất hiện một cách tự nhiên như một lẽ tất nhiên, một sự kiện bình thường của làng Vũ Đại. Ngôi làng bình yên ấy đã quen với tiếng chửi của hắn đến độ, biết rằng cứ say là “hắn chửi”. Và lúc hắn chửi cũng là khi đã chìm trong men rượu.

Phân tích bi kịch của Chí Phèo thông qua tiếng chửi ấy, Nam Cao đã làm nổi bật lên chân dung của nhân vật. Đó là một kẻ lưu manh cứ uống rượu vào là chửi, không cần biết trời đất gì, không nể nang ai. Người ta đã quá quen và thầm nghĩ “chắc nó trừ mình ra”, coi như hắn không hề tồn tại. Thế nhưng ẩn đằng sau đó, ta thấy được Chí Phèo cũng là một nạn nhân của hoàn cảnh. Anh ta đang ra sức cựa quậy, mong muốn được coi là một con người bình thường. Chí cũng mong muốn được giao cảm với cuộc đời, với bất cứ ai. Thế nhưng đối lập với sự mong chờ đó, không một ai đáp lại, không ai coi hắn như một con người. Chí đã hiện lên với tấn bi kịch xót xa đến như vậy, bị chính những người cùng tầng lớp với mình chối bỏ, và hắn, không thuộc về bất cứ bộ phận nào trong xã hội này.

  • Luận điểm 2: Bi kịch ngay từ khi được sinh ra

Sau khi khắc họa tiếng chửi vô hình của Chí, Nam Cao quay ngược trở lại quá khứ, đi sâu vào miêu tả bi kịch nhân vật ngay từ khi vừa được sinh ra. Khi chỉ còn là một đứa trẻ đỏ hỏn, Chí Phèo đã không được đối xử như một con người. Hắn bị bỏ rơi tại lò gạch cũ giữa cánh đồng mùa đông, một nơi hoang vắng và “ít người qua lại”. Chí mồ côi, không cha mẹ, không nhà cửa, không có đến “một tấc đất cắm dùi”. Tuổi thơ Chí đầy rẫy bất hạnh nhưng vẫn không làm mờ đi cái lương thiện trong hắn. Hắn lao động chăm chỉ, ước ao hạnh phúc nhưng chính cái xã hội thối nát ấy đã đã bóp chết ước mơ lương thiện của hắn. Để rồi dẫn đến hàng loạt những bi kịch về sau. Qua cái nhìn yêu thương con người của Nam Cao, Chí Phèo đáng thương đã không được đối xử như một đứa trẻ bình thường.  Ngay từ khi mới sinh ra, hắn đã bị chối bỏ với mẹ cha và bị ruồng bỏ bởi cuộc đời.

Chí Phèo khát khao hạnh phúc không không thể
  • Luận điểm 3: Bi kịch tha hóa

Sau những bi kịch tuổi thơ, Nam Cao tập trung khắc họa bi kịch tha hoá của Chí Phèo. Đây chính là bi kịch dẫn đến việc bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật. Chỉ vì bị Bá Kiến ghen với vợ hắn, Chí phải vào tù. Và chế độ nhà tù thực dân với sự tàn ác dã man đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Sau những ngày ở tù, ngoại hình điển trai của chàng trai đôi mươi đã thay đổi khác biệt: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì cơng cơng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”. Qua thời gian, Chí Phèo đánh mất nhân hình của bản thân.

Không chỉ đánh mất nhân hình, Chí còn đánh mất cả nhân tính. Chàng trai hiền lành, rụt rè xưa kia giờ trở lên du côn, du đãng. Hắn triền miên trong cơn say rồi làm loạn cả xóm làng. Hắn đã đập đầu, chửi bới, phá phách, aen vạ, trở thành tay sai, công cụ cho Bá Kiến. Miêu tả rõ nét quá trình tha hoá này, Nam Cao đã sử dụng một loạt sự kiện: Chí đến nhà Bá Kiến trả thù, để rồi lại mắc mưu lão, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Giờ đây, hắn đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành một nhân vật điển hình cho số phận người nông dân bị đè nén, chèn ép đến cùng cực, buộc phải đánh mất mình.

  • Luận điểm 4: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch cuối cùng, cũng là bi kịch lớn nhất của Chí, đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bà cô Thị Nở dè bỉu, không cho Thị lấy Chí Phèo bởi hắn chỉ là một thằng “người không ra người, ngợm không ra ngợm”. Đó chính là định kiến của xã hội về những người như hắn. Ban đầu, hắn ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở, cho rằng Thị dở hơi. Thế nhưng sau cùng, Chí đã hiểu ra mọi việc. Hắn tuyệt vọng, tìm đến hơi men rồi xách dao đến nhà Bá Kiến. Tại đây, Chí đòi làm người, muốn “làm người lương thiện”. Và khi biết không thể trở về như xưa, hắn đã hỏi câu hỏi từ sâu thẳm trái tim: “ai cho tao lương thiện?”. Chí đã đi đến tận cùng của sự bế tắc, chỉ còn có thể lựa chọn đâm chết Bá Kiến và tự sát. Việc đâm chết Bá Kiến không phải là bột phát mà là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi họ đã thức tỉnh về quyền sống, quyền làm người. Cái chết của Chí Phèo là cái chết đau đớn và tức tưởi của con người khi đã đứng trước ngưỡng cửa trở về cuộc sống lương thiện.

Qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí, Nam Cao đã khắc hoạ nên số phận chung của người dân. Chí là hình ảnh tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội cũ bị chèn ép, đè nén, đẩy vào bước đường cùng rồi không thể nào thoát ra.

Kết bài

Phân tích bi kịch của Chí Phèo thông qua bi kịch bị của Chí Phèo, ta thấy được bức tranh toàn cảnh về xã hội cũ. Ở đó, con người bị chèn ép dã man rồi đẩy xuống bùn lầy của cuộc đời. Đồng thời, tác phẩm cũng cho thấy sự đồng cảm và yêu thương con người sâu sắc của nhà văn Nam Cao.

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao