Bài mẫu phân tích bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

Mở bài

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, ông cũng là nhà báo kháng chiến và là một những nhà văn tiêu biểu có nhiều đóng góp quan trọng trong nền văn học nửa đầu thế kỉ 20. Trong đó, Chí Phèo là tác phẩm có giá trị hiện thực cao và giúp cho người đọc hiểu hơn về con người và cuộc sống xã hội khi đó. Có một hiện thực mà không phải nhà văn nào cũng nhìn thấy được ngoài sự bần cùng, đói rét đó là sự tha hóa của một con người dưới guồng máy thống trị thối nát của xã hội phong kiến. Và Chí Phèo –nhân vật chính của truyện từ một người lương thiện trở thành kẻ bất lương trong mắt xã hội, nguyên nhân sâu xa chính là do xã hội đó đã đẩy Chí vào đường cùng. Để rồi, khi Chí Phèo muốn làm người, một mong muốn đơn giản mà lẽ ra không cần phải muốn mà Chí cũng không có được. Đây chính là bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chí đau đớn và xót xa vô cùng.

phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của chí phèo

Thân bài

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của chí phèo – Truyện Chí Phèo được Nam Cao viết vào năm 1941, đây là những năm nhân dân đói khổ, bần cùng, guồng máy chính trị thối nát. Tác giả đã dựa vào những cơ sở của việc thật, người thật và hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam thời bấy giờ. Một xã hội thối nát, ngột ngạt, tối tăm, đẩy con người vào bước đường cùng, tạo ra những bi kịch cuộc đời đau đớn và kinh tởm. Đặc biệt là thanh niên Việt Nam trước cách mạng tháng tám bị đẩy vào tình trạng lưu manh hóa và đau đớn hơn là bị cực tuyệt quyền làm người.

Làm người là một quyền lẽ ra là bình đẳng, ai cũng như ai. Nhưng ở xã hội phong kiến thối nát ấy muốn làm người lại khó vô cùng. Đây chính là tấn bi kịch, là sự mâu thuẫn, đối lập giữa hiện thực sống và khát vọng, mơ ước, mong muốn sống như một con người bình thường. Chí Phèo đã rơi vào tấn bi kịch này, dẫn đến hành động giết Bá Kiến và tự sát. Đây không phải là hành động điên rồ mà là hành động đòi lại quyền làm người, hành động lên án xã hội phong kiến đã đẩy con  người đến bước đường cùng, đã tước đoạt đi quyền làm người chân chính, quyền mà lẽ ra ai cũng có.

  • Luận điểm 1: Bi kịch thể hiện trong tiếng chửi

Đi sau vào tác phẩm, ngay ở phần mở đầu, Nam Cao không vòng vo khi viết về Chí Phèo. Ông giới thiệu Chí Phèo bằng tiếng chửi quen thuộc mà cả làng Vũ Đại ngày nào cũng nghe. Đó là tiếng chửi say rượu của Chí nghe da diết, đau đớn nhưng đón nhận nó là sự thờ ở của làng Vũ Đại, của xã hội. Chí càng chửi, người ta càng kệ. Nghe mãi cũng quen, coi như là Chí chửi trời, chửi đất chứ không phải chửi mình.

“Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”.

Tiếng chửi của Chi không kể đêm ngày, khi nào hắn say là  hắn chửi. Đây là một lời giới thiệu về hình ảnh rất lạ nhưng lại quá hiện thực và chân thật. Đây chính là bộ mặt thật của những thanh niên bị tha hóa ở xã hội phong kiến. Tại sao Chí lại lấy rượu làm bạn và chửi làng, chửi trời, chửi cả xã hội!? Bởi vì, khi con người ta đã rơi vào bế tắc, khi con người ta không được công nhận, người ta càng đau đớn, càng phải chửi. Chửi để giải phóng sự uất ức đau đớn, bế tắc trong lòng. Nếu không chửi, Chí biêt phải làm gì đây? Nếu cuộc sống hạnh phúc, bình yên thì Chí đâu có phải chửi, chỉ khi con người bị coi rẻ, bị quay lưng, không được công nhận thì mới dẫn đến ức chế và mượn chửi để nói lên tiếng lòng của mình. Chí còn chửi nghĩa là Chí còn khao khát được làm người, được mọi người để ý rằng mình cũng đang tồn tại, cũng đang là một con người.

Nhưng tất cả làng Vũ Đại đã quay lưng lại, đã không ai chấp nhận và coi Chí như một con người. Dù Chí có chửi cũng không ai nghe. Chỉ một chi tiết nhỏ này cũng cho thấy, quyền làm người của Chí đã bị cự tuyệt.

  • Luận điểm 2: Bị khước từ quyền làm người ngay từ khi sinh ra

Không phải bây giờ Chí mới bị tước đoạt quyền làm người. Mà quyền làm người của Chí đã bị tước đoạt ngay từ khi Chí sinh ra. Chí không cha, không mẹ, không nhà, không cửa và không một tấc đất cắm dùi. Chí bị bỏ rơi ở lò gạch cũ giữa mùa đông lạnh giá, một tuổi thơ bất hạnh, cùng cực. Đây chính là kết quả của một xã hội thối nát hà khắc, sự ghẻ lạnh của người đời thật đáng sợ. Vậy mà khi ấy, Chí cũng đã từng mơ ước lương thiện và cũng đã là một người lương thiện. Nhưng Chí lại không được mọi người đối xử như một con người, như một đứa trẻ mình thường. Ngay cả khi sinh ra, Chí cũng bị chối bỏ quyền làm người.

  • Luận điểm 3: Bi kịch tha hóa dẫn đến bi kịch cự tuyệt làm người

Nếu chúng ta đã đọc qua tác phẩm hẳn đều biết rằng, dù là trẻ mồ côi, không tấc đất cắm dùi, nhưng khi lớn lên Chí cũng là một thanh niên cao to, sáng sủa, chịu khó, là người giàu lòng tự trọng và lương thiện. Nhưng bi kịch cuộc đời Chí là khi bị Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí đi tù. Bá Kiến đã tìm mọi cách đẩy Chí đi tù và biến Chí từ một người lương thiện trở tành một kẻ bất lương. Hắn đã lợi dụng Chí thành tay sai đâm thuê, chém mướn. Và Chí, vốn đã cô đơn trong cái xã hội loài người khinh rẻ nhau, giờ đây, khi đã là một người trưởng thành, bế tắc trước cuộc đời và nỗi cô đơn càng cao hơn,cuộc đời này còn gì để tiếc nuối nữa đâu. Chí sẵn sàng bán linh hồn mình cho Bá Kiến, làm việc cho Bá Kiến chỉ để được vài đồng bạc uống rượu và thành “con quỷ” làng Vũ Đại lúc nào không hay. Đây chính là bi kịch, là kết quả của một xã hội thối nát đã “nặn” ra một “con quỷ” mà “con quỷ” ấy trước đây cũng là một thanh niên lương thiện. Càng đọc càng thương Chí, càng hiểu sâu xa nguyên nhân đẩy Chí đến bước đường cùng càng thương Chí hơn.

Cuộc đời vốn đã không công bằng với Chí ngay từ nhỏ, vậy mà khi trưởng thành cũng không được sống bình an. Người xưa có câu “ Khổ tận cam lai” nhưng có lẽ vớ Chí sẽ không bao giờ có tương lai, chỉ có khổ triền miên, đau khổ tận cùng mà thôi.

Có lẽ, chỉ có Nam Cao một nhà văn với trái tim nhân hậu, nồng ấm mới có thể viết lên những lời văn chân thật mà sâu cay như vậy. Chỉ có Nam Cao mới nhìn ra được nỗi đau tận tâm can của Chí, mới thấy được rõ bộ mặt của xã hội phong kiến thối nát, đó không chỉ là sưu cao, thuế cao, không chỉ là đói, là khổ mà nó còn là sự tha hóa trong mỗi con người, tấn bi kịch cuộc đời, một con người trở thành con quỷ và bị tước quyền làm người.

  • Luận điểm 4: Tấn bi kịch cự tuyệt làm người khi Chí bị Thị nở từ chối

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của chí phèo – Tấn bị kịch của Chí đẩy lên kịch điểm là khi Chí gặp Thị Nở nhưng lại bị Thị Nở từ chối. Trong lời văn của Nam Cao, Thị Nở xấu đến độ “ma chê quỷ hơn” có lẽ cả làng Vũ Đại thì không có ai xẫu như Thị Nở. không những xấu mà lại còn dở hơi nên Thị ế dài và chắc xác định ế cả đời. Vậy mà, số phận run rủi làm sao khi Thị Nở gặp được Chí, thương tình Chí và “cho” Chí. Sau đêm ở bụi chuối ấy, Chí như một người khác, Chí bừng tỉnh. Trái tim lương thiện của Chí khao khát được lương thiện, được sống. Mùi cháo hành của Thị Nở hay chính là liều thuốc tiên khiến cho đầu óc Chí tỉnh táo, Chí khóc. Đây là giọt nước mắt hạnh phúc mà đau khổ. Chí lúc này đây, một kẻ bị coi là “con quỷ” làng Vũ Dại lại biết yêu là gì, và được một người đàn bà cho thì không còn gì hạn phúc hơn. Thị nở chính là sợi dây lương thiện kéo Chí lại với đời. Thị Nở khiến cho Chí khao khát làm người, Chí muốn làm người, muốn xây dựng tổ ấm với Thị, rồi sinh con đẻ cái như bao người khác.

Một khao khát thật giản dị biết chừng nào. Một khao khát mà những con người bình thường kia chẳng cần khao khát cũng có được. Thị Nở chính là đại diện cho trái tim thiện lương, cho khao khát, cho tình yêu trong Chí. Thị Nở chính là phần linh hồn nằm sâu trong “con quỷ” và khi được yêu thương thì linh hồn người bừng tỉnh. Nhưng đau đớn thay, bà cô của Thị lại không cho Thị lấy Chí. Tấn bi kịch được đẩy lên đỉnh điểm. Nam Cao thật khéo khi lồng bi kịch cực tuyệt làm người và bi kịch cự tuyệt tình yêu vào một thời điểm. Vậy là chiếc cấu nối đưa Chí đến với cuộc đời lương thiện đã bị gẫy cánh, cánh cửa cuộc đời đã tối sầm lại. Nếu trước đây, cuộc đời hắn cứ bế tắc triền miên vậy thì không sao, nhưng khi hắn mới bừng tỉnh, khao khát làm người thì lại bị chặt đứt nên nỗi khổ nhân lên thành nỗi thống khổ, chẳng con ai trên cuộc đời này đón nhận hắn nữa rồi.

Khi con người ta sống, mà không có một ai công nhận, không ai đón nhận thì cuộc đời này còn ý nghĩa gì nữa không? Nếu sống trên đời không có ý nghĩa với một ai, bị cự tuyệt một cách tuyệt tình thì không chỉ riêng Chí mà ai trên đời này cũng đau khổ và bước vào đường cùng thôi. Sự đau khổ, níu kéo của Chí khi Thị Nở rời đi chính là sự níu kéo cuối cùng sợi dây làm người. Vậy mà Nở dứt khoát đi, dứt khoát đoạn tình chính là đã cầm dao đâm vào trái tim Chí một nhát kết thúc cuộc đời. Chí tìm đến rượu, càng uống càng tỉnh, càng uống càng đau. Chưa bao giờ Chí tỉnh đến thế, mùi cháo hành cứ thoang thoảng đâu đây. Chí cầm dao tự nhủ sẽ đến nhà Nở để giết bà cô kẻ đã ngăn cản Chí đến với Nở, nhưng bước chân Chí lại đưa Chí đến nhà Bá Kiến. Có lẽ, Chí đã tỉnh và hiểu ra rằng, đây  mới là nguyên nhân gốc rễ đẩy Chí vào đường cùng, biến chí thành “con quỷ” làng Vũ Đại. Và trong lúc này đây, Chí mới thấm thía rằng bi kịch cuộc đời mình sẽ không thể thay đổi, Chí sẽ không thể trở thành một con người lương thiện như hắn mong muốn.

“Ai cho tao lương thiện!? Một câu nói ai oán, đầy uất hận và thương tâm. Lương thiện và độc ác vốn là sự lựa chọn của một con người và lẽ ra không phải ai cho mà bản thân con người tự chọn. Vậy mà, Chí phải tự đặt câu hỏi Ai cho hắn lương thiện? Chí khao khát lương thiện, trái tim hắn lương thiện, trái tim hắn là của một con người nhưng hắn lại không được công nhận là một con người. Xã hội thối nát đã cướp đi quyền làm người của hắn. Một câu nói đau đớn xoáy vào tâm gan người đọc để lại một dấu nặng trong lòng, xót thương cho Chí vô cùng. Cuối cùng, Chí đã chém chét Bá Kiến rồi tự tử. Một cái kết có lẽ quá đau đớn nhưng lại quá hợp tình hợp lý.

Bá Kiến chính là đại diện cho sự thối nát của guồng quay thống trị xã hội phong kiến, chính xã hội này đã đẩy con người tha hóa và trở thành con quỷ. Chí chính là đại diện cho lớp thanh niên xã hội cũ bị tha hóa và khao khát sống thiện lương. Con người chỉ có thể là con người thật sự, được sống và được quyền lựa chọn cho cuộc đời mình khi bộ máy thống trị bị hạ bệ. Và Chí đã làm điều đó, thể hiện một khát khao trở về là con người. Cái kết Chí Tự Tử chính là sự hi sinh cho công cuộc đấu tranh làm người, có đấu tranh thì phải có đổ máu. Và chỉ có đổ máu thì mới có hạnh phúc, đó là lí lẽ rất đúng ở xã hội bấy giờ.

Kết bài

Trên con đường trở về làm người thiện lương của Chí thật quá đau đớn, nhiều chông gai, quá xót xa và từng tấn bi kịch liên tiếp dồn dập. Dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo, miêu tả tâm lý nhận vật của mình, Nam Cao đã vẽ lên một bức tranh hiện thực tàn khốc về những con người thời kỳ xã hội cũ. Qua tác phẩm Chí Phèo chúng ta cũng cảm nhận rằng, trên con đường trở thành người và được thiên lương là quả một quá trình, là cả đau đớn, máu và nước mắt. Có lẽ, cái kết trong tác phẩm là sự bế tắc của con người trong xã hội ấy hay chính là sự bế tắc của tác giả. Và cái kết cũng chính là sự phản ánh hiện thực khắt khe, tàn khốc. Để khẳng định được quyền làm người của mình, Chí phải dùng đến cái chết. Đây cũng là lời kêu cứu, cứu lấy quyền làm người, quyền sống và quyền được hạnh phúc của con người.

>> Xem thêm:Phân tích bi kịch của Chí Phèo – Văn mẫu tham khảo cho học sinh giỏi