Văn chương là tiếng lòng của tác giả. Văn chương là bức tranh hiện thực về đời sống được phác họa bằng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc. Trong nền văn học Việt Nam, Thạch Lam nổi tiếng với những truyện ngắn có giọng điệu nhẹ nhàng nhưng lại mang ý nghĩa sâu cay thâm thúy. Trong đó, điển hình có tác phẩm Hai đứa trẻ. Khi phân tích 2 đứa trẻ mới càng thấy rõ được tài năng văn chương của tác giả.

Phân tích 2 đứa trẻ chi tiết

Mở bài

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân. Ông là người Hà Nội chính gốc. Thạch Lam có năng khiếu làm báo, viết văn. Ông là một trong những người thành lập nên nhóm Tự Lực văn đoàn. Mặc dù thời gian gắn bó với văn chương không dài nhưng đủ để ông cho ra đời những tác phẩm bất hủ như Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Đứa con đầu lòng, …

Phân tích 2 đứa trẻ độc giả sẽ càng thấy rõ phong cách văn chương dung dị mà sâu lắng của Thạch Lam. Các tác phẩm của ông đều đi sâu khai thác cuộc sống lam lũ, vất vả của những người nghèo. Bằng giọng văn gần gũi, tự sự, tác giả đã lột tả nội tâm nhân vật một cách tự nhiên, độc đáo, giúp độc giả dễ dàng đồng cảm với những số phận bất hạnh, hẩm hiu.

phân tích 2 đứa trẻ

Hai đứa trẻ được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho hồn văn của Thạch Lam. Nội dung câu chuyện xoay quanh hai chị em Liên và An. Hai cô bé vốn từ Hà Nội theo gia đình chuyển về sống ở một phố huyện nghèo. Dưới con mắt của Liên, nhân vật chị, quang cảnh phố huyện ấy thật tiêu điều, xác xơ và ảm đạm còn còn người thì lầm than, lầm lũi. Và hai chị em có một sở thích thú vị đó là chờ đón những đoàn tàu từ Hà Nội đi ngang qua phố. Đoàn tàu ấy chở theo bao ước mơ, hy vọng của chị em Liên về một cuộc sống tốt đẹp hơn…

Thân bài

  • Luận điểm 1: Cận cảnh bức tranh phố huyện khi chiều tàn

Phân tích 2 đứa trẻ ngay phần đầu tiên, độc giả đã được ngắm nghía một bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn thật hoang vu và lạnh lẽo. Toàn bộ cảnh vật ấy đều không thể qua khỏi mắt Liên, tai Liên. Cô nghe thấy tiếng trống thu không gọi chiều về. Mang tiếng phố huyện mà không gian tĩnh lặng đến độ Liên nghe thấy cả tiếng côn trùng kêu, ếch nhái râm ran ngoài đồng ruộng. Thậm chí Liên nghe rõ cả tiếng muỗi bay vo ve. Không chỉ nghe thấy, Liên còn nhìn thấy ở đàng xa mặt trời sắp lặn “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Xen lẫn vào đó là những dãy tre làng đua nhau cắt hình rõ rệt trên nền trời ấy. Tới đây độc giả có thể khẳng định, bức tranh thiên nhiên này rất buồn, ảm đạm. Đồng thời, nhịp điệu câu từ nhẹ nhàng, chầm chậm đã cho thấy sự quan sát tinh tế và trái tim nhạy cảm của nhân vật Liên trước bức tranh của cuộc sống.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, độc giả nói ngay tới cảnh chợ và hình ảnh những kiếp người nơi phố huyện. Qua con mắt tinh tường của nhân vật Liên mà ở đây chính xác là của tác giả thì cảnh chợ trông thật xác xơ, tiêu điều. Khi chợ đã vãn, Liên không còn thấy người buôn bán, nghe thấy tiếng ồn. Trước mắt hai chị em Liên là những rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn và bã mía. Xuất hiện trước mắt Liên, trong khu cảnh thiên nhiên ảm đạm đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo. Chúng nó luôn chầu chực chợ tàn để có thể nhặt nhánh, tìm tòi, những thứ sót lại hoặc người ta vứt đi ở chợ. Lần lượt, từng người, từng hoàn cảnh, từng phận người lam lũ nối đuôi nhau xuất hiện trước mắt Liên. Đó là mẹ con chị Tí với hàng nước đơn sơ, vắng khách. Đó là bà cụ Thi, thần kinh không bình thường, hay uống rượu rồi vừa đi vừa cười ngất ngưởng. Là gánh hàng phở của bác Siêu, thứ quà xa xỉ đối với chị em Liên lúc này. Đó còn là gia đình bác hát xẩm mù, vẫn sống bằng lòng hảo tâm của người qua đường. Thạch Lam đã phác hoạt một bức tranh chiều tàn buồn đến tê tái. Từ cảnh chợ cho đến kiếp người đều toát lên sự nghèo khổ, bế tắc, bần cùng. Dù chưa đủ trưởng thành để hiểu hết cuộc đời nhưng Liên đã phần nào cảm nhận rõ và thấm thí nỗi buồn thương xót trước cảnh ngày tàn và kiếp người cũng điêu tàn không kém. Liên thương những đứa trẻ nghèo nhưng cô không có tiền để giúp đỡ chúng. Liên cũng thấy xót xa cho sự tù túng của mẹ con chị Tí, đau lòng trước sự mất lí trí của cụ Thi điên. Qua đây, ta có thể khẳng định, lòng trắc ẩn, thương người của Liên cũng chính là tâm tư tình cảm của nhà văn Thạch Lam trước những phận đời éo le.

phân tích 2 đứa trẻ

  • Luận điểm 2: Phố huyện lúc đêm khuya

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn đã buồn bao đến nao lòng thế mà khi đêm xuống, nỗi đôn độc, buồn thương ấy lại xót xa thêm bội phần. Phân tích 2 đứa trẻ đến đoạn này, ta nhận ra cách sử dụng hình ảnh đối lập độc đáo của nhà văn. Ông cho cảnh đêm khuya phố huyện nổi bật lên bởi sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”. Nhà văn miêu tả: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”; “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. Màn đêm buông xuống, bao trùm, bủa vây lấy hết thảy mọi sinh hoạt của con người nơi phố huyện nghèo. Trong khi bóng tối mạnh mẽ lan tràn thì ánh sáng của sự sống lại vô cùng leo lắt, hiếm hoi. Nó chỉ là những khe sáng, quầng sáng, chấm lửa nhỏ hay hột sáng…hắt ra từ những hoạt động của con người nơi phố huyện này. Thứ ánh sáng ấy yếu ớt, mong manh như những kiếp người khổi ai nơi đây. Dưới anh sáng le lói đó, con người tồn tại như chỉ là để tồn tại chứ không có nghĩa gì cả. Những việc làm hàng ngày của nhà chị Tí, nhà bác Phở Siêu, gia đình nhà bác Xẩm vẫn cứ diễn ra một cách chán ngắt, thiếu sức sống. Dường như với họ, sống là chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản như ăn, ngủ, nghỉ. Còn họ không quan tâm tới thời thế, tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, bớt lam lũ hơn. Mặc dù họ vẫn có ước mơ đấy: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Nhưng điều đó thật tội nghiệp, mơ hồ. Và với Liên, cuộc sống lặp đi lặp lại ấy sao mà tẻ nhạt, đơn điệu và bế tắc đến thế.

  • Luận điểm 3: Tâm trạng chờ tàu của hai chị em  

phân tích 2 đứa trẻ

Thông qua bức tranh phố huyện ở hai thời điểm khác nhau, độc giả phần nào cảm nhận rõ hơn tình yêu thường dành cho mọi kiếp người của tác giả. Đồng thời, cảm thông sâu sắc hơn với hai tâm hồn bé nhỏ trước thói quen thường ngày là đợi tàu. Nhà Liên bán hàng tạp hóa. Vì thế, hai chị em cùng thức bởi giúp mẹ bán hàng. Nhưng quan trọng nhất là để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua. Bởi nó không chỉ hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Mà còn là ký ức tuổi thơ ở Hà Nội của Liên, là hy vọng, khát khao có một cuộc sóng tốt đẹp hơn. Vì thích mê cái việc mà người xem là vô nghĩa dở hơi này nên khi thấy đoàn tàu đi qua, Liên nhìn thấy cái gì ở tau cũng đẹp. Từ ngọn lửa xanh biếc báo hiệu tàu tới đến tiếng dồn dập, tiếng xe gầm rít. Đăc biệt, Liên còn thấy ánh đèn toát ra từ các toa, sáng lấp lánh, chiếu cả xuống đường. Thạc Lam miêu tả: “Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.” Vốn từng sống ở Hà Nội, với phố xa phồn hoa đô hội thế nên, khi nhìn thấy cảnh đó, bao ký ức về Hà Nội trong cô trỗi dậy. Cô nhớ da diết, them khát một cuộc sống rực rỡ như trước đây và có khi còn hơn thế. Vì thế, Liên cứ dõi theo mãi đoàn tàu cho tới khi nó chỉ còn là cái chấm nhỏ, rồi khuất dần sau rặng tre. Quả thực, đoàn tàu xuất hiện mang theo cả âm thanh ồn ả và sự náo nhiệt, đủ đầy của Hà Nội. Nó khiến cho bức tranh phố huyện nghèo bỗng sáng lên rồi vụt tắt. Nó phần nào giúp phố huyện thêm gia vị cuộc sống và nuôi dưỡng ước mơ trong trẻo của hai chị em Liên

Kết bài

Phân tích 2 đứa trẻ ta nhận ra sức sống của tác phẩm này có được một phần ở giá trị nghệ thuật sâu sắc. Ngôn từ hình ảnh Thạch Lam sử dụng không hề hoa mĩ. Nó đơn giản mộc mạc như một lời tự sư, tâm tình. Nó không dài dòng lê thê mà đủ tử đẻ lột tả hết bức tranh phố huyện và gửi gắm thông điệp yêu thương.

Thạch Lam cũng sử dụng nhiều loại câu kể miêu tả, chứ ít trần thuật. Do đó, truyện của Thạch Lam vừa gợi cảm xúc lại vô cùng chân thật gần gũi. Vì thế, 2 đứa trẻ vẫn sống mãi trong lòng độc giả suốt nhiều năm qua.

>> Tham khảo: Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm