Mục lục

I – THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN – CÁCH XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VẢN BẢN

Để xây dựng đoạn văn trong văn bản, người viết phải nắm rõ được đoạn văn là gì? Cách xây dựng đoạn văn như thế nào là phù hợp? Cùng nhau trả lời các câu hỏi trong bài soạn dưới đây để tìm câu trả lời.nhan-de-tuc-nuoc-vo-bo-1

Tức nước vỡ bờ

Câu 1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?

Trả lời:

Văn bản trên được người viết chia làm 2 ý chính. Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.

Ý 1 là đoạn 1 với nội dung khai quát về Ngô Tất Tố – tác giả của tác phẩm Tắt đèn

Ý 2 là đoạn 2 với nội dung là giá trị nổi bật của tác phẩm

Câu 2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

Trả lời:

Các dấu hiệu nhận diện đoạn văn:

– Sau một dấu chấm kết câu xuống dòng và thụt đầu dòng chữ đầu tiên của đoạn tiếp theo

– Một đoạn văn có nhiều câu văn đơn.

– Đoạn văn đó thể hiện trọn vẹn nội dung của 1 ý nào đó

– Bài văn có nhiều hơn 2 đoạn thì nội dung các đoạn đều hướng vào ý chính. Các đoạn bổ sung ý cho nhau.

Câu 3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn

Trả lời:

– Đoạn văn là đơn vị cấu thành văn bản, các đoạn cùng diễn đạt 1 nội dung nhất định. Các đoạn bổ sung và hướng ý về chủ đề chính của cả bài văn.

– Hình thức thể hiện các đoạn bằng dấu thụt đầu dòng, ngắt đoạn bằng dấu chấm và xuống dòng tiếp theo

– Nội dung của đoạn văn đáp ứng nhu cầu phù hợp với văn bản, bổ sung ý và giúp bài văn hoàn chỉnh hơn.

II – TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a, Đọc đoạn văn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?

Trả lời:

Các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn là:

– Ông

– Nhà văn

– Ngô Tất Tố

– Tác phẩm chính của ông

Các từ ngữ này có vai trò quan trọng trong đoạn văn giúp tránh bị lặp từ quá nhiều. Giúp duy trì đối tượng hướng đến và tạo sự thống nhất, đa dạng, không gây nhàm chán.

b, Đọc đoạn văn thứ 2 của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn? Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?

Trả lời:

Câu then chốt của đoạn văn trên là:

“Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”

Vì, câu văn này đã nói lên nội dung chính, nội dung tổng quan của cả đoạn văn. Các câu sau là diễn giải cho câu luận điểm chính này.

c, Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

Trả lời:

Câu chủ đề có vai trò quan trọng nhất trong đoạn văn. Chúng có vai trò là câu chưa nội dung bao quát của cả đoạn. Chúng có thể đứng đầu hoặc đứng cuối tùy vào cách trình bày của người viết theo diễn dịch hay quy nạp. Những câu văn chủ đề thường có hình thức ngắn gọn, đầy đủ các thành phần của câu.

2. Cách trình bày xây dựng đoạn văn trong văn bản

a, Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày của hai đoạn văn trong 2 văn bản nêu trên?

Trả lời:

Hai văn bản trên đều trình bày về 1 nội dung là Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn của ông.

Điểm khác nhau của 2 đoạn văn này ở cách triển khai vấn đề:

Đoạn 1 được trình bày theo cách song hành, không có câu chủ đề

Đoạn 2 được trình bày theo cách diễn dịch. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn

Như vậy, không phải đoạn văn nào cũng có câu chủ đề. Khi đó, các từ ngữ trong mỗi câu của đoạn phải là những từ then chốt nhằm giải quyết vấn đề nêu ra. Mục đích sau cùng là làm sáng tỏ nội dung của đoạn văn.

b, Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

– Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?

– Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?

Các tế bào của lá cây

Trả lời:

– Đoạn văn nêu trên có câu chủ đề. Câu chủ đề được nằm cuối đoạn văn.

“Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”.

– Đoạn văn trên được triển khai theo phương thức quy nạp.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1. Văn bản sau đây được chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?

Trả lời:

Văn bản trên được chia làm 2 ý với các đoạn văn được triển khai theo nội dung dưới đây:

Ý 1 là đoạn 1 mang nội dung thầy đồ chép văn tế

Ý 2 là đoạn 2 với nội dung Gia chủ trách móc thầy viết nhầm và thầy lại cãi liều “chết nhầm”

Câu 2. Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn sau:

ảnh: aa1 phan tich cac doan trich trong van ban

Trả lời:

Đoạn trích a được trình bày theo phương thức diễn dịch đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề năm ở ngay đầu đoạn văn chính là câu đầu tiên.

Đoạn trích b không có câu chủ đề. Đoạn trích này được xác định triển khai lối viết song hành.

Ở đoạn trích c cũng không có câu chủ đề và được triển khai theo lối viết song hành như đoạn trích b.

Câu 3. Với câu chủ đề “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”. Hãy xây dựng đoạn văn trong văn bản theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.

Trả lời:

Đoạn văn diễn dịch

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có rất nhiều vị anh hùng dân tộc. Cả nam tử và nữ tử đều là con cháu Việt Nam như Trận Bạch Đằng năm 938, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40-43 TCN… . Chiến thắng thực dân Pháp năm 1945 và đánh đuổi đế quốc Mĩ năm 1975… . Chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều đó là xương máu là công lao trời biển của cha ông chúng ta. Dù là giặc ngoại xâm hay giặc nội xâm, chúng ta đều quyết 1 lòng mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam.

Chuyển thành đoạn văn quy nạp:

Cả nam tử và nữ tử đều là con cháu Việt Nam như Trận Bạch Đằng năm 938, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40-43 TCN… . Chiến thắng thực dân Pháp năm 1945 và đánh đuổi đế quốc Mĩ năm 1975… . Chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều đó là xương máu là công lao trời biển của cha ông chúng ta. Dù là giặc ngoại xâm hay giặc nội xâm, chúng ta đều quyết 1 lòng mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam. Nhìn lại những năm tháng kháng chiến ấy, lịch sử nước ta đúng có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

Câu 4. Để giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”, một bạn đã đưa ra các ý để xây dựng đoạn văn trong văn bản

a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

b, Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công

c, Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.

Hãy chọn 1 trong 3 ý trên để viết thành đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày đoạn văn đó?

Trả lời:

Em chọn ý b để triển khai:

Người xưa nói thất bại là mẹ thành công. Vì sao câu nói đó được lưu truyền đến tận bây giờ? Đó là kinh nghiệm được đúc kết từ cha ông ta. Một đứa trẻ tập đi phải ngã nhiều lần mới có thể đi vững được. Để chơi một bộ môn thể thao nào đó thì người chơi phải tập luyện rất nhiều, trải qua nhiều lần thất bại mới có thể thành công. Hay trong làm ăn kinh doanh phải thất bại nhiều lần mới trở nên giàu có. Rất nhiều tấm gương đã từng trải như tỷ phú Jack Ma, tỷ phú Phạm Nhật Vượng… và nhiều gương mặt tiêu biểu khác nữa. Họ đã phải trải qua những thất bại để từ đó có thể vực dậy và thành công. Mỗi một lần thất bại đó, người trong cuộc sẽ dễ dàng đúc rút kinh nghiệm và tránh thất bại trong những lần tiếp theo.

Đoạn văn trên em trình bày theo cách diễn dịch. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.