Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh giúp các em phân biệt được đoạn văn trong văn bản và cách viết đoạn văn thuyết minh.

I – VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Câu hỏi : Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Trả lời:

Trong hai đoạn văn trên câu chủ đề đều nằm ở vị trí đầu đoạn văn. 

– Ở đoạn văn a câu chủ đề đầu tiên bao hàm nội dung của cả đoạn. Từ ngữ nhấn mạnh. Các câu giải thích, bổ sung chứa các con số chứng minh, làm rõ chủ đề của cả đoạn văn.

– Ở đoạn văn b là lời giới thiệu về Phạm Văn Đồng. Từ ngữ câu chủ đề bao quát nội dung của cả đoạn văn. Các câu sau bổ sung, giải thích cho nội dung của câu chủ đề.

Các câu sau trong đoạn mỗi đoạn văn đều làm nhiệm vụ làm rõ nội dung câu chủ đề.

>> Như vậy, cách sắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung) từ trên xuống dưới, theo trình tự từ trái sang phải, logic, bổ sung và làm rõ vấn đề cho nội dung.

2.  Sửa lại đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

Câu hỏi: Đọc đoạn văn sau, nêu nhược điểm của mỗi đoạn văn và cách sửa chữa?

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi 2

Trả lời:

***Trong đoạn văn a trình bày lộn xộn về cấu tạo của chiếc bút bi.

Có thể sửa lại theo thứ tự trình bày sau:

a.  Phần cấu tạo của bút gồm:

– ruột bút

– đầu bút

– ống mực

– vỏ bút

– móc gà

– nút bấm

b. Hướng dẫn cách sử dụng và cách bảo quản bút

***Trong đoạn văn b cũng trình bày lộn xộn các ý trong nội dung về cái bàn

Có thể sửa lại theo hướng sau:

  • Trình bày phần đế đèn
  • Phần thân đèn
  • Phần chao đèn.

II – LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

Câu 1. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh gồm Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.

Trả lời:

Mở bài:

Trường của em tên là Trường THCS Quang Trung nằm ở ngay trung tâm thị tứ xã Quang Trung. Trường được thành lập từ năm 1996 là sát nhập các lớp học ở thôn bản về trung tâm. Trường là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh chúng em.

Kết bài:

Trường THCS Quang Trung là ngôi trường thứ 3 của em sau trường mầm non và Tiểu học. Ngôi trường này đã cho em thêm nhiều bạn bè, thầy cô và cả những kiến thức mới. Em hy vọng sau này khi trở lại trường em sẽ góp phần phần sức mình xây dựng và bồi dưỡng thế hệ trẻ của xã nhà.

Câu 2. Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh.

Trả lời:

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Nhắc đến tên Người, không ai là không kính phục và xúc động. Bác là người đã soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc.

Khi đất nước đang chìm đắm trong những tháng ngày đô hộ, chưa một ai tìm ra con đường giải cứu đất nước. Người đã đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước, sang các nước phương Tây và tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Năm 1920, Người đã tìm thấy lý luận cách mạng của Mác Lê-nin, tìm thấy ánh sáng cho cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo tầng lớp nhân dân kháng chiến đánh đuổi thực dân xâm lược, quét sạch bóng dáng quân thù.

Bác yêu dân tộc Việt Nam, yêu các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đặc biệt, Bác có tình yêu mến dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Mỗi dịp Lễ, Tết Bác thường gửi lời chúc và đến thăm hỏi các cháu thiếu nhi. Những lời dạy của Bác đến với thiếu nhi được ví như tài sản vô giá và vô cùng quý báu cho dân tộc và thế hệ trẻ mai sau.

Nhắc đến Hồ Chí Minh – Một vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc thì mỗi người dân Việt Nam đều tỏ lòng kính yêu và quý trọng và biết ơn Bác.

Câu 3. Viết đoạn văn giới thiệu bố cục SGK Ngữ văn 8 tập một. (Gợi ý: sách có bao nhiêu bài? Mỗi bài có mấy phần? Mỗi phần có những nội dung gì?)

Trả lời:

Sách Giáo Khoa Ngữ văn 8 tập một nằm trong chương trình học dành cho học sinh lớp 8 theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cuốn sách gồm các phần với nội dung xen kẽ giúp các em nắm chắc kiến thức và vận dụng thực hành vào thực tế cuộc sống.

Cuốn sách gồm có 17 bài học với 3 phần nội dung cơ bản là Văn bản, Tập làm văn, Ngữ pháp tiếng Việt. Trong phần văn bản sẽ có những nội dung như văn bản, tác giả, tác phẩm, chú thích, phần câu hỏi đọc hiểu nội dung, ghi nhớ, luyện tập ứng dụng. Trong phần Tập làm văn có những nội dung chủ yếu như: hướng dẫn tạo lập văn bản thuyết minh và thực hành viết đoạn văn bản thuyết minh. Nội dung phần Ngữ pháp tiếng Việt được chú trọng vào nghĩa của từ và các loại cấu trúc ngữ pháp của câu…Các phần nội dung đều được lồng ghép giữa kiến thức và bài tập thực hành.

Trong 3 phần học trên, phần ngữ pháp tiếng Việt có lẽ là phần khó nhất. Các em học sinh cần phải phân biệt được các loại câu, nghĩa của câu đó như thế nào. Thế nào là trợ từ, thán từ. Ví dụ thán từ gọi – đáp là này, vâng. Trợ từ trong câu “Nó ăn có 2 bát cơm” thì từ “có” là trợ từ trong câu. Ngoài ra còn có nhiều loại ngữ pháp Tiếng Việt khác nhau như trường từ vựng, nghĩa của từ, từ địa phương, biệt ngữ xã hội…

Với cách trình bày SGK lớp 8 tập 1 khoa học không những giúp các em học sinh hiểu bài mà còn giúp giáo viên tổ chức giảng dạy hiệu quả cao. Học sinh nắm được kiến thức cơ bản và có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống. Đúc rút những kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân được tốt hơn.