Soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, trang 146 -148, sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1

I, VĂN BẢN

II, ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, trang 146 -148): Phân tích cặp câu 1-2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục (chú ý các từ “hào kiệt” “phong lưu” và quan niệm “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”).

Trả lời:

+ “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”: ý nói về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa của một chí sĩ đầy bản lĩnh, chí khí. Điệp 2 lần từ “vẫn” cho thấy tác giả khẳng định chắc nịch về bản lĩnh của mình.

+ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: cho thấy thái độ thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù có vào tù ngục cũng không sợ hãi. Qua câu thơ cho thấy việc “ở tù” như đi nghỉ ngơi,

=> Điều này cho thấy khí phách hiên ngang và phong thái ung dung của người chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục vẫn lạc quan, yêu đời, kiên cường.

Câu 2: Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở trên có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

“Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu”

+ Giọng điệu hai câu thơ trên có phần trầm lắng, suy tư so với hai câu trước (thể hiện sự hào hùng, khí phách).

+ Sự thay đổi này cho thấy tác giả đã nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường cách mạng còn nhiều chông gai, thử thách.

+ Lời tâm sự ở trên có ý nghĩa thể hiện công cuộc làm cách mạng vô cùng nguy hiểm, gian nan, vất vả, phải xa quê hương, không nhà không cửa, cuộc đời phải lênh đênh sóng gió giữa “năm châu”, cho thấy một hình ảnh người chiến sỹ yêu nước kiên cường, bất khuất.

Câu 3 (Soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, trang 146 -148): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt này?

Trả lời:

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

+ Cặp thơ 5-6 này thể hiện ý nghĩa quyết tâm bền sức, bền lòng, bền chí theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Dù trong lao ngục vẫn cười ngạo nghễ trước những oán thù.

+ Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng tạo giọng điệu hào hùng, cường tráng cho cả bài thơ; đồng thời     nâng sức vóc người anh hùng lên tới mức phi thường.

Câu 4 (Soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, trang 146 -148): Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Trả lời:

“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”.

+ Hai câu thơ trên là kết tinh tư tưởng của toàn bộ bài thơ bởi nó đã thể hiện được cảm xúc lãng mạn đầy hào hùng của tác giả cùng lời khẳng định còn sức thì vẫn quyết tâm theo đuổi sự nghiệp cứu nước cứu dân đến cùng.

+ “Nguy hiểm sợ gì đâu” cho thấy ý chí kiên cường, kiên định với lý tưởng cứu nước bất chấp những hiểm nguy đe dọa đến tính mạng.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, trang 146 -148): Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

Trả lời:

+ Thể thơ bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là: thất ngôn bát cú Đường luật.

+ Phương diện số câu, số chữ gồm: 8 câu, mỗi câu 7 chữ tạo thành: đề – thực- luận- kết

+ Cách gieo vần: gieo vần các từ cuối câu 1,2,4,6,8