ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU

tu danh gia trang 43
Bài thơ “Sao không về Vàng ơi!”

Nhóm câu hỏi trắc nghiệm tự đánh giá

Câu 1: Phương án nào nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?

Đáp án là: C – Có bối cảnh, nhân vật, sự việc

Câu 2: Phương án nào nêu đúng tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất?

Đáp án là: A – Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng

Câu 3: Phương án nào nêu không đúng tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất?

Đáp án là C – Thông báo sự kiện cậu bé đi học về

Câu 4: Đoạn thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?

Đáp án là: A –

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

Câu 5: Bài thơ Sao không về Vàng ơi? giống các bài thơ Lượm, Gấu con chân vòng kiềng ở điểm nào?

Đáp án là: B – Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Câu 6: Bài thơ Sao không về Vàng ơi? khác bài thơ Lượm ở điểm nào?

Đáp án là C – Có nội dung viết về con vật

Câu 7: Phương án nào nêu đúng chủ đề của bài thơ Sao không về Vàng ơi??

Đáp án là: A – Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất?

Đáp án là: C – Biện pháp nhân hoá

Câu 9: Phương án nào nêu không đúng tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai?

Đáp án là: D – Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng

Câu hỏi tự luận

Câu 10: Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 – 4 dòng ngắn gọn.

Trả lời: 

Bài thơ “Sao không về Vàng ơi” kể về tình cảm giữa cậu bé với chú chó tên là Vàng. Tình cảm của cậu với Vàng là tình cảm gắn bó keo sơn, quấn quýt bên nhau. Vào một ngày nọ, Vàng mất tích, để lại cậu bé với nỗi nhớ mong hàng ngày. Mỗi ngày, cậu bé đều mong ngóng Vàng trở về bên mình như ngày xưa

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

Câu 1. Đọc sách hoặc truy cập Internet để thu thập, lựa chọn các tư liệu liên quan đến bài học tự đánh giá (có yếu tố tự sự, miêu tả, biện pháp tu từ hoán dụ, đặc điểm, tác dụng là gì?)

Trả lời:

Bài thơ: Cảnh Khuya – Hồ Chí Minh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

ve-canh-khuya
Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích các yếu tố trong bài Cảnh Khuya:

– Yếu tố tự sự: kể và giãi bày về cảnh đêm trăng và hình ảnh người chưa ngủ được. Vì nỗi lo nước nhà chưa được giải phóng

– Yếu tố miêu tả: Bài thơ đã miêu tả bóng trăng, cây cối, núi rừng, tiếng suối

– Biện pháp tu từ: Biện pháp so sánh: miêu tả tiếng suối và cảnh khuya qua từ so sánh “Như”

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

và “

Cảnh khuya như vẽ”

>> miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.

– Tác dụng của các yếu tố trên làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, hòa quyện tâm hồn Bác với Thiên nhiên. Khắc họa nỗi lo lắng về dân tộc, về đất nước làm bùng lên khát vọng giải phóng dân tộc.

Câu 2. Từ các bài thơ thu thập được, tự đánh giá nhận biết và chỉ ra tác dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong mỗi bài thơ?

Trong bài thơ “Cảnh Khuya”, yếu tố tự sự được tác giả lồng ghép khéo léo về cảnh đêm trăng và lòng người. Đó là câu chuyện về nỗi lo lắng cho dân tộc đang bị thực dân đô hộ. Người ngắm nhìn đêm trăng mà lòng xót thương cho quê hương, đất nước

Yếu tố miêu tả được thể hiện rõ nét qua hình ảnh bóng trăng, cây cối, tiếng suối chảy. Đây đều là những hình ảnh gần gũi ở quê hương, đất nước

Tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự là khơi gợi lên lòng yêu nước, thương dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nhằm biểu thị tâm hồn Người hòa quyện với thiên nhiên, yêu thiên nhiên.

Câu 3. Thử làm một bài thơ ngắn có yếu tố tự sự, miêu tả (Tự chọn đề tài)

Ngày đầu tiên đi học

Cả khung cảnh sân trường

Vừa to vừa lạ lẫm

Các anh chị lớp trên

Vừa nô đùa chạy nhảy

Em nép sau chân mẹ

Mẹ nắm chặt tay em

Đưa em vào đến lớp

Thế là từ hôm nay

Chào tạm biệt mẫu giáo

Em đã lớn thật rồi

Nhất định!

Không khóc nhè nữa nhé.