Định hướng trình bày 

Có nhiều vấn đề của cuộc sống được nêu lên trong tác phẩm văn học. Trước vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. Em có thể gặp đề bài trình bày ý kiến về một vấn đề trang 41-43 như các ví dụ dưới đây:

1. Một số câu hỏi trong sách

+ Từ việc Dế Mèn gây ra cái chết cho Dế choắt trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, em có ý kiến gì về tác hại của thói “hung hăng bậy bạ” trong cuộc sống?

– Trước tiên em cần khẳng định rằng, thói “hung hăng bậy bạ” là một tính xấu.

– Tiếp theo em chỉ ra việc làm của Dế Mèn đã dẫn đến những hậu quả gì

– Từ đó em liên hệ đến các vấn đề chung của cuộc sống. Một người hay bắt nạt người khác, hay cậy mạnh bắt nạt yếu sẽ không có bạn bè thực sự, không có ai giúp đỡ khi gặp khó khăn, không có ai tin tưởng…

– Cuối cùng em nên kết luật lại vấn đề, đưa ra bài học sống hòa nhã, hòa thuận với người khác, không cậy mạnh bắt nạt yếu.

Trinh-bay-y-kien-ve-mot-van-de-trang-41-43

    + Sau khi đọc truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pu-skin, một bạn cho rằng: Trong cuộc sống, tham lam là không tốt. Ý kiến của em như thế nào?

– Với yêu cầu này, trước tiên em cần xác định, em có đồng ý với ý kiến đó không.

– Khi em cũng khẳng định rằng “tham lam là không tốt”, em nêu ra cái kết cục mà bà vợ ông lão đánh cá phải nhận đó là chỉ còn lại cái máng lợn mẻ. Từ đó, em liên hệ chỉ ra những biểu hiện của tham lam: như muốn sở hữu cái của người khác, đố kị với người khác, thậm chí còn trộm cắp, cướp giật của người khác.

– Lòng tham sẽ gây ra nhiều tác hại như: khiến mọi người xa lánh, không nhận được sự tin tưởng của mọi người, phải trả giá cho hành vi tham lam của mình.

– Cuối cùng em cần kết luận, mỗi người nên tự biết phấn đấu để đạt được thứ mình muốn, nên trân trọng những điều nhỏ bé là của mình, luôn giúp đỡ người khác.

+ Từ bài Lượm của Tố Hữu, em hãy trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam

– Em khẳng định dũng cảm là một đức tính tốt đẹp và Lượm là một tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm của thanh niên Việt Nam. Đồng thời em cần nói lên cảm xúc của mình sau khi đọc về Lượm.

– Em đưa ra các ví dụ về lòng dũng cảm của Lượm trong bài thơ: dù nhỏ tuổi nhưng đã làm việc cho cách mạng, một mình vượt qua những chặng đường dài, không sợ hiểm nguy mà băng qua những cánh đồng…

– Em cần khái quát, tinh thần dũng cảm của Lượm là đại diện cho cả thế hệ thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến.

– Cuối cùng, em rút ra cho mình bài học về lòng dũng cảm trong cuộc sống đời thường. Đó là luôn giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ cha mẹ, không ngại việc khó, việc khổ.

+ Sau khi học bài thơ Gấu con chân vòng kiềng của U-xa-chốp, em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng hay không?

– Em cần xác định ý kiến của bản thân: với em ngoại hình có quan trọng không?

– Tại sao nói quan trọng? Và bằng chứng nào cho thấy ngoại hình quan trọng

– Kết luận về vấn đề ngoại hình trong cuộc sống con người và khẳng định lại ý kiến của em

Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần thực hành ngay phía dưới để em tham khảo chi tiết hơn.

2. Để trình bày ý kiến về một vấn đề em cần:

Xác định vấn đề của cuộc sống đặt ra trong một tác phẩm văn học. Sau đó em cần thực hiện các bước dưới đây để bài nói tốt nhất, thuyết phục nhất:

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

– Thực hành trình bày ý kiến.

– Lưu ý những lỗi khi trình bày.

Trình bày ý kiến về một vấn đề trang 41-43: Thực hành

Bài tập: Sau khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp, em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không? Hãy trình bày ý kiến của mình.

a) Chuẩn bị

– Xem lại nội dung bài thơ Gấu con chân vòng kiềng

– Xác định vấn đề trọng tâm cần cho ý kiến: Ngoại hình của con người có quan trọng hay không?

– Dự kiến các phương tiện hỗ trợ cho việc trình bày: tranh, ảnh, video… Khi có tranh, ảnh hay video để minh họa thì bài trình bày của em sẽ sinh động, thu hút, thuyết phục hơn.

b) Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi:

+ Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng có ý phê phán, chê bao gấu con có chân vòng kiềng không?

+ Ngoại hình là gì?

+ Ngoại hình có quan trọng không? Vì sao?

+ Bằng chứng chứng minh ngoại hình không quan trọng hoặc quan trọng.

+ Nhưng chúng ta có nên hay không nên đánh giá con người bằng ngoại hình? Vì sao?

+ Thái độ về ngoại hình của người khác?

Lập dàn ý trình bày ý kiến về một vấn đề trang 41-43

a. Mở bài: Từ tình huống của chú gấu con có chân vòng kiềng, em cần đưa ra ý kiến của bản thân là ngoại hình có quan trọng trong cuộc sống của con người hay không.

b. Thân bài: Đi vào trả lời cụ thể cho các câu hỏi ở phần tìm ý

Đưa ra ý kiến: Ngoại hình có quan trọng hay không?

– Tùy vào ý kiến “có” hoặc “không”, em đưa ra các lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình.

*Ví dụ ý kiến của em là ngoại hình không quan trọng, thì trong phần thân bài, em có thể đưa vào bài trình bày các ý sau:

– Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người.

– Em đưa ra bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng. Em có thể liên hệ đến các câu ca dao tục ngữ như: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.

– Cái tốt đẹp, cái giá trị của gỗ là nằm ở chất gỗ chứ không ở lớp nước sơn phủ bên ngoài. Và con người cũng vậy, cái quan trọng tạo nên một con người tốt đẹp là phẩm chất, là tính cách chứ không phải ngoại hình.

– Nếu một tấm gỗ có thể sử dụng mà vẻ ngoài không đẹp vẫn có giá trị hơn những tấm gỗ trông thì đẹp nhưng lại là đồ bỏ đi.

– Cũng như vậy, nếu một người không có phẩm chất tốt, không có tấm lòng tốt thì dù đẹp đến đâu cũng không được mọi người yêu quý, tin cậy.

– Với những người không may mắn có được ngoại hình ưu nhìn, xinh đẹp nhưng lại có tấm lòng tốt, luôn giúp đỡ người khác, hiểu tình hiểu lý thì luôn đáng được trân trọng, yêu mến.

– Hình thức, ngoại hình là điều mà mỗi người không thể tự mình quyết định, đó là do yếu tố di truyền khách quan. Nhưng tính nết, phẩm chất phải qua một quá trình rèn luyện, học hỏi.

– Người ta vẫn thường nói đừng “trông mặt mà bắt hình dong”, nghĩa là đừng đánh giá người khác khi mới chỉ biết mặt.

c. Kết bài: Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của ngoại hình trong cuộc sống, nhưng ngoại hình không phải là tất cả. Giá trị của một người là ở tích cách, cách cư xử, hành động của chính họ. Và chỉ có phẩm chất, tấm lòng tốt đẹp mới mang con người xích lại gần nhau, quý mến, giúp đỡ nhau.

Trinh-bay-y-kien-ve-mot-van-de-trang-41-43-1

c) Nói và nghe

Bài Mẫu

Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” gợi ra một câu hỏi với nhiều câu trả lời khác nhau, đó là ngoại hình có quan trọng hay không. Mặc dù phải thừa nhận rằng, ngoại hình có vai trò lớn trong cuộc sống, nhưng ngoài hình không phải là tất cả. Với em, phẩm chất, tấm lòng của con người mới là yếu tố quyết định đến cuộc sống của con người.

Câu chuyện về chú gấu con có đôi chân vòng kiềng gửi gắm thông điệp về niềm tự hào với những gì mình có. Đồng thời qua đó, tác giả khẳng định, ngoại hình không quyết định giá trị của con người.

Chú gấu con vì có đôi chân vòng kiềng mà bị thỏ, bị sáp chế giễu. Điều này khiến chú rất buồn lòng và về kể với mẹ. Nhưng khi được mẹ khuyên, được mẹ giải thích vì sao chú có chân vòng kiềng: vì cả bố mẹ và ông của chú đều có chân vòng kiềng, mà họ đều là những người tốt, những người có tiếng trong vùng; gấu con đã hết tự ti mà trở nên vui vẻ và tự hào về đôi chân của mình. Và trong cuộc sống, có lẽ chúng ta cũng vắt gặp nhiều người như chú gấu con, luôn tự ti và buồn về ngoại hình của bản thân.

Ngoại hình là hình dáng bề ngoài của con người. Đó là vóc dáng, là nước da, là khuôn mặt, là làn tóc. Nhưng như đã khẳng định ngay từ đầu, ngoại hình dù có vai trò lớn trong cuộc sống con người, nhưng phẩm chất mới là yếu tố khẳng định giá trị con người.

Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Chúng ta có thể cảm thấy có cảm tình, có ấn tượng tốt với một người xinh đẹp, chỉn chu. Nhưng chúng ta không thể vì điều đó mà đánh giá họ là người có phẩm chất tốt đẹp, có tấm lòng tốt. Ngược lại, dù có những người ăn mặc giản dị, không hợp mốt, nhưng lại có cách đối nhân xử thế, có đức tính đẹp đẽ. Cũng như một chiếc bàn gỗ, nước sơn sáng bóng có thể đánh lừa cảm nhận của chúng ta rằng đó là một chiếc bàn tốt. Nhưng khi chúng ta bóc hết lớp sơn, có thể chỉ là những tấm gỗ xù xì, mục rũa. Vì vậy ngoại hình, hình thức chỉ có tính tạm thời, nhân cách mới còn lại mãi.

Những người dù không may mắn có được ngoại hình đẹp nhưng có đạo đức tốt, có năng lực, có trách nhiệm với gia đình, xã hội sẽ luôn được mọi người công nhận, yêu quý. Qua bài thơ, em cũng rút ra một điều mà tác giả muốn nhắn nhủ, là nếu gặp người có khiếm khuyết về ngoại hình thì không nên đem điều đó ra để trêu trọc, chế giễu. Bởi nếu làm vậy sẽ làm tăng thêm sự tự ti, buồn lòng cho họ. Và nếu làm vậy, dù chúng ta có ngoại hình tốt đẹp ra sao cũng bị mọi người xa lánh.

Như vậy, ngoại hình dù có thể gây ấn tượng tốt cho người đối diện, nhưng không phải là tất cả, không quyết định cuộc sống của con người. Để được yêu quý, để được công nhận, mỗi người phải rèn luyện và trau dồi năng lực, nuôi dưỡng tâm hồn tốt đẹp.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa khi trình bày ý kiến về một vấn đề trang 41-43

Người nói: Xem xét về nội dung, cách thức trình bày.

Người nghe: Kiểm tra lại thông tin từ người nói, xác định lỗi cần khắc phục.