Gợi ý tổng kết phần văn học lớp 8 giúp các em học sinh có cái nhìn tổng quát, tổng kết các văn bản đã học và  giúp các em trả lời câu hỏi

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

Câu 1:  Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 theo mẫu sau:

Bảng thống kê theo mẫu

Trả lời:

Bảng thống kê các tác phẩm văn học

Câu 2: Nêu lên sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19. Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới”? Chúng “mới” ở chỗ nào?

Trả lời:

Khi được học các bài 15, 16 và 18, 19 chúng ta đã biết rằng bài 15, 16 thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. còn các bài 18, 19 là các bài thuộc thể thơ mới.

  • Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới”? Chúng “mới” ở chỗ nào?

Vì:

Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật có các nguyên tắc và quy luật rất chặt chẽ về niêm, vần, luật, cách gieo vần và đối ý. Người làm thơ phải hiểu biết và nắm rõ cách làm thơ mới có thể sáng tác thơ ở thể loại này.

Điều đặc biệt ở thể thơ này được thể hiện ở chỗ, nội dung bài thơ có thể đạt tới triết lý đời sống. Nó là những điều cô đọng, đúc kết mang tính khái quát, biểu cảm được thể hiện một cách dồn nén, cảm xúc đạt đỉnh.

Còn ở thể thơ mới, quy tắc ở đây là phá vỡ tính truyền thống trong sáng tác thơ. Thậm chí, không vần, không niêm, không luật. Có cả những bài thơ tự do, không tuân thủ nguyên tắc vần hoặc không cần vần… Ở thể thơ này, số lượng câu, từ không bị giới hạn bởi khuôn phép nào cả. Nội dung ở thơ mới theo phong cách tượng trưng, lãng mạn, ấn tượng…

  • Chép lại câu thơ em cho là hay nhất

Bài 15:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con

-Đập đá ở Côn Lôn”

Bài 16:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi

Trần thế em nay chán nửa rồi

-Muốn làm thằng Cuội-

Bài 18:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

-Nhớ rừng-

Bài 19:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

-Quê Hương-