1. Tổng kết phần văn học nước ngoài trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 – lớp 9

Gợi ý:

SGK Ngữ văn từ lớp 6 – lớp 9 có tất cả 19 văn bản văn học nước ngoài. Không tính một số văn bản dân gian nước ngoài và một số văn bản đọc thêm, cụ thể:

Tổng kết phần văn học nước ngoài

2. Những văn bản văn học nước ngoài từ lớp 6 – lớp 9 thuộc nền văn học nước nào?

Gợi ý:

Những văn bản văn học nước ngoài được nêu lên ở câu 1 thuộc nền văn học các nước sau:

  • Trung Quốc: Đó là các tác phẩm của Hạ Tri Chương, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn.
  • Ấn Độ: Tác phẩm của Ta-go
  • Nga: Các tác phẩm của tác giả Go-ro-ki, Ê-ren-bua.
  • Cư-ro-gư-xtan: Tác phẩm của Ai-ma-tốp.
  • Pháp: Mô-li-e, Ru-xô, Đô-đê, Mô-pa-xăng, Ten.
  • Anh: Đi-phô.
  • Tây Ban Nha: Xéc-van-tét.
  • Đan Mạch: An-đec-xen.
  • Mỹ: O Hen-ri, Lân-đơn.

3. Các văn bản văn học nước ngoài được viết trong khoảng thời gian nào?

Gợi ý:

Trong từng tác phẩm đã có thông tin rất rõ về thời gian sáng tác của các tác phẩm văn học nước ngoài. Theo đó, bộ phận văn học này viết trải dài từ thế kỷ VII – VIII, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX, thế kỷ XX.

4. Đặc điểm các văn bản văn học nước ngoài ở THCS.

Gợi ý

Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới. Nó đề cập tới nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau. Thông qua đó chúng ta bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác.

Chẳng hạn:

– Tác phẩm “Buổi học cuối cùng: Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”.

– Tác phẩm “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”: Thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của chính bản thân Đỗ Phủ vì căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên nỗi bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.

– Tác phẩm “Đánh nhau với cối xay gió”: Tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, thông qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Cùng với đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

5. Tổng kết phần văn học nước ngoài cung cấp những kiến thức gì?

Gợi ý:

Bộ phận văn học nước ngoài cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích như:

  • Nghệ thuật thơ đường thông qua các tác phẩm của Hạ Tri Chương, Lý Bạch, Đỗ Phủ.
  • Lối hành thơ văn xuôi qua tác phẩm của Ta-go.
  • Bút ký chính luận với tác phẩm của Ê-ren-bua.
  • Nghệ thuật hài kịch nổi bật với văn bản của Mô-li-e.
  • Các kiểu văn nghị luận của Ru-xô, Ten, Chu Quang Tiềm.

Hy vọng thông qua đây các em đã biết phải tổng hợp kiến tức tổng kết phần văn học nước ngoài như thế nào để dễ hiểu nhất. Tin chắc khi xây dựng một cách logic các em sẽ dễ nhớ và nắm chắc nội dung hơn.