Mục lục

Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27, sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 2

 

I, ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27): Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

Trả lời:

  • Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả Hồ Chí Minh nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

Câu 2 (Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27): Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

Trả lời:

  • Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có bố cục 3 phần, trong đó:

+ Mở bài (Từ đầu đến “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”): Tác giả bàn luận về tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta hàng nghìn đời nay và đây là sức mạnh to lớn để chúng ta chiến thắng giặc ngoại xâm.

+ Thân bài (Từ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến” đến “đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”): Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc từ xưa đến nay.

+ Kết luận (Từ “Tinh thần yêu nước….” đến hết): Tác giả nêu vấn đề nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ mọi lúc, mọi nơi, mọi thời kỳ.

Câu 3 (Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27): Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

  • Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra hai dẫn chứng:

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ ngàn đời trước

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau đó tác giả đưa ra một loạt dẫn chứng từ già trẻ gái trai, mọi tầng lớp, mọi vùng miền, mọi mặt trận đều tham gia chống giặc ngoại xâm.

  • Các dẫn chứng trên được sắp xếp theo trình tự từ bao quát đến cụ thể, chi tiết.

Câu 4 (Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27): Trong bài văn tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

Trả lời:

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã sử dụng hai hình ảnh so sánh:

  • So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với “làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
  • So sánh “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”.
  • Tác dụng của biện pháp so sánh trên giúp người đọc hình dung được giá trị, sức mạnh của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể chứ không phải cái gì đó trìu tượng, vô hình cũng như sức mạnh của lòng yêu nước luôn tiềm ẩn, kín đáo có thể bật dậy bất cứ lúc nào.

Câu 5 (Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27): Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước” và hãy cho biết:

a, Câu mở đoạn và câu kết đoạn

b, Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

c, Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “Từ…đến…” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

a, Câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn trên là:

  • Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
  • Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”

b, Các dẫn chứng trong đoạn văn trên được sắp xếp theo trình tự tuổi tác, vùng miền, giai cấp… và theo mô hình “từ…đến…”

c, Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ…đến…” có mối quan hệ hợp lý, được sắp xếp trong cùng một từ trường như tuổi tác, giới tính, giai cấp, vùng miền…

Câu 6 (Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27): Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (bố cục, chọn lọc dẫn chứng, trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh…)

Trả lời:

Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một bài văn mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận; nổi bật với những đặc điểm sau:

  • Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ logic với nhau.
  • Dẫn chứng trong bài được tác giả chọn lọc và có tính xác thực cao, được trình bày theo thứ tự thời gian.
  • Sử dụng biện pháp so sánh độc đáo, giàu hình tượng.

II, LUYỆN TẬP

Câu 1: Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến “Tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Câu 2 (Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24-27): Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ…đến…”.

Trả lời:

Em rất thích đọc sách, trong đó tác giả em thích nhất là Nguyễn Nhật Ánh. Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh rất phù hợp với lứa tuổi học trò. Từ “Mắt biếc” “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cho đến “Con chim xanh biếc bay về”…đều mang đến một bầu trời kỉ niệm đối với mỗi người.