Mục lục

Soạn Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự Trang 105 Ngữ văn 9 Tập 1

Đề 1(Soạn Viết bài tập làm văn số 2): Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Trả lời:

(Soạn Viết bài tập làm văn số 2)

Bài văn tham khảo:

+ Mở bài: Trình bày lí do trở lại thăm trường

Ninh Bình ngày 1/1/2022.

Oanh thân mến!

Cậu còn nhớ hôm nay là ngày gì không? Hôm nay là kỉ niệm 50 năm thành lập trường THPT Yên Mô A của chúng mình đấy. Dù ra trường đã nhiều năm nhưng sau khi nhận được thư mời của thầy hiệu trưởng mình cùng các bạn khác cũng cố gắng thu xếp công việc để trở lại thăm trường. Lớp mình chỉ thiếu có vài bạn, mình có nghe mọi người kể cậu mới sinh nên không đến được. Mọi người đều thông cảm và chúc mừng cậu đã mẹ tròn con vuông. Thôi để mình mượn lời qua thư kể lại cho cậu nghe về trường mình hiện tại nhê!

+ Thân bài

– Tâm trạng, cảnh trên đường tới trường.

Tối hôm trước ngày trở về mình háo hức và nôn nao đến độ không ngủ dược. Cả khi đã ngồi trên xe ô tô trở về trường mình vẫn không thôi nôn nao hoài niệm lại các kỉ niệm hồi còn đi học. Khung cảnh quê mình bây giờ cũng thay đổi nhiều lắm. Con đường đất dẫn đến trường mình bây giờ cũng được đổ betong vừa to vừa rộng.

– Cảnh trường và gặp gỡ thầy cô

Xe vừa dừng mình đã thấy cái Liên, cái Hoa cùng rất nhiều bạn cùng lớp đứng đợi. Mọi người chờ nhau đến đông đủ rồi mới vào. Vừa xuống xe cái Liên đã vỗ vai mình trêu: Nhìn mày khác xưa nhiều quá. Với mình các bạn không khác nhiều lắm, có chăng chỉ là dấu vết của thời gian hằn qua các nếp nhăn trên khuôn mặt. Có một sự thật là chúng ta đã gần 40 tuổi rồi không còn là các cô các cậu học sinh cấp 3 mười chín đôi mươi nữa.

Các thầy cô dạy chúng mình năm ấy đã nghỉ hưu gần hết chỉ còn cô Lan dạy Tiếng Anh nhưng năm nay cô cũng ngót nghét 50 rồi. Thầy Hiệu trưởng của chúng mình năm ấy đã mất được hai năm. Mình thật buồn vì hôm nay mới biết tin. Cả lớp đồng tình sau buổi họp cựu học sinh sẽ đến thắp hương cho thầy. Hiện tại toàn thấy cô giáo mới cũng trạc tuổi chúng mình, thầy cô nào cũng đều được các em học sinh yêu quý.

Sau khi mọi người đông đủ, chúng mình vào hội trường, nơi diễn ra các hoạt động kỉ niệm ngày thành lập trường. Có rất nhiều hoạt động văn nghệ của các thầy cô và các em học sinh, tiết mục nào cũng đặc sắc. Sau lời phát biểu của thầy hiệu trưởng và các thầy cô giáo thì cái Thảo lớp trưởng lớp mình cũng đại diện cựu học sinh lên phát biểu. Tâm trạng ai cũng bồi hồi xúc đọng khi nhắc lại những kỉ niệm ngày xưa cùng tên các thầy cô giáo cũ.

– Hình ảnh, tâm trạng lúc ra về

Lễ kỉ niệm chỉ diễn ra trong vòng buổi sáng, sau đó chúng mình đến thăm nhà và thắp hương cho thầy hiệu trưởng. Cũng đến giờ trưa cả lớp mình rủ nhau đi ăn lẩu cũng nhân dịp này để họp lớp, hỏi han tình hình của nhau. Cuộc trò chuyện vui vẻ đến độ chẳng mấy chốc đã tới chiều, lúc này cũng là lúc mình phải lên xe trở về nhà. Mình chỉ muốn thời gian trôi chậm lại một chút để lớp chúng mình có thể được ngồi lại với nhau nhiều hơn. Lúc mình lên xe đứa nào cũng ôm bịn rịn.

Sau buổi lễ kỉ niệm trường mình thấy chúng ta phải luôn biết ơn các thầy cô giáo và ngôi trường đã từng dạy dỗ mình, thường xuyên trở về thăm trường thăm các thầy cô nhiều hơn. Đồng thời hội cựu học sinh chúng ta cũng nên có nhiều hoạt động để gắn kết nhau và cống hiến một phần sức nhở cho trường qua quỹ học bổng dành cho các em học sinh nghèo và các hoạt động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường để các em học sinh có điều kiện học tập tốt hơn.

+ Kết bài: Cảm nghĩ chung sau chuyến về thăm trường.

Mải suy nghĩ xe đã dừng trước cổng nhà, lòng mình vẫn còn lâng lâng vui sướng khi được gặp lại các thầy cô và các bạn cùng lớp. Hi vọng chúng ta luôn mạnh khỏe dù ở nơi nào cũng sống tốt, vui vẻ và hạnh phúc và luôn nhớ về nhau.

Thôi thư cũng dài mình xin dừng bút, hẹn gặp cậu vào buổi họp lớp đầu năm sau. Chúc cậu và bé luôn mạnh khỏe hạnh phúc. Mình và các bạn luôn nhớ tới cậu – Cô lớp phó vui tính, hiền lành.

Bạn cùng bàn với cậu

Đề 2: Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lai một người thân đã xa cách lâu ngày.

Trả lời:

(Soạn Viết bài tập làm văn số 2)

Bài văn tham khảo:

+ Mở bài: giới thiệu về giấc mở sẽ kể.

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

+ Thân bài:

– Giới thiệu chung về người thân

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

– Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…(Chủ yếu tả người và hành động)

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

– Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc)

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình.

– Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?

Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. Hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ. Khiến em cảm thấy vô cùng ấm áp, cảm giác như mình được bé lại, cuộn tròn trong lòng ông. Em mong thời khắc này sẽ dừng lại mãi mãi.

+ Kết bài: Giấc mơ tan biến, trở về hiện thực, ấn tượng sâu sắc nhất của em và người thân là gì? Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Bỗng có ai đó lay em, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ, mẹ vừa gọi em dậy. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

– Em có cảm nghĩ gì? Sẽ làm gì để người thân vui lòng?

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống. Em tự hứa với lòng mình sẽ học tập tốt, nghe lời bà và bố mẹ để không phụ niềm mong mỏi của ông.

Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

Trả lời:

(Soạn Viết bài tập làm văn số 2)

Bài văn tham khảo: + Mở bài: Giới thiệu chung về trận chiến em muốn kể lại, hoàn cảnh em đã đọc, nghe, xem trận chiến đó.

“Chủ nhật vừa rồi, VTV1 có chiếu bộ phim lịch sử cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta năm 1858 vô cùng cam go, khốc liệt”

+Thân bài:

– Hoàn cảnh lịch sử diễn ra trận chiến.

“Vào thế kỉ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường sản xuất và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam và Pháp đã chọn Đà Nẵng là nơi xâm lược Việt Nam đầu tiên”.

– Diễn biến:

“Đầu tháng 9/ 1858, 16 tàu chiến của Pháp được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng.

Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng ngày 2-9-1858, địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng.

Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, vua Tự Đức điều võ tướng Nguyễn Tri Phương đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng.

Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp.

Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

– Kết quả trận chiến.

Sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng, thiếu tướng Tổng chỉ huy quân Pháp được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường khác. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại và đành để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta

+ Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.

“Khi được xem bộ phim tài liệu lịch sử làm cho em yêu thêm lịch sử dân tộc nước mình. Để có đất nước bình yên như ngày hôm nay đã biết bao nhiêu người ngã xuống để giữ gìn độc lập nước nhà”.

Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

Trả lời:

(Soạn Viết bài tập làm văn số 2)

Bài văn tham khảo:

+ Mở bài: Giới thiệu không gian, thời gian, sự vật, cảm xúc của em

“Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày lễ tảo mộ ở quê. Năm nay em được bố mẹ cho đi tảo mộ ông bà các cụ tổ tiên.”

+ Thân bài:

– “Tảo mộ” là gì?

“Từ bao đời nay, người Việt Nam rất coi trọng chữ hiếu, luôn khắc ghi trong lòng lời dặn “uống nước nhớ nguồn” của các bậc cha ông. Vậy nên cứ vào dịp cuối năm, các gia đình lại sắm sửa cùng nhau đi tảo mộ.

Tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Tảo mộ cuối năm còn là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua. Sau đó mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu trong gia đình”.

+ Chuẩn bị đi tảo mộ, em đi cùng với ai?

“Trước khi đi tảo mộ, mẹ em chuẩn bị hương vàng, hoa quả để mang ra thắp hương cho các cụ.

+ Đến nghĩa trang: tìm được phần mộ người thân, quét dọn, chuẩn bị đồ lễ (thắp hương, cắm hoa, bày hoa quả…), khấn vái thành tâm.

“Mộ của ông bà có cỏ xanh bao phủ, bố em dùng liềm cắt cỏ cho quang đãng. Sau đó mẹ bày hoa quả, cắm hoa và đốt nến châm hương để mọi người bắt đầu thắp hương. Cả nhà lần lượt thắp hương cho ông bà, mỗi nấm mộ là một cây hương. Bố em làm một cách thành kính, trang trọng. Đứng trước mộ ông bà, bố mẹ em khấn thầm mà em nghe không rõ.”

+ Kết bài: Cảm nhận của em sau buổi tảo mộ

“Ngày Tết đi lễ thanh minh, đứng trước mộ ông bà tổ tiên, em vô cùng xúc động. Em hiểu được rằng, chúng ta không được quên và nhớ về những người đã rời xa chúng ta về một thế giới khác. Lễ tảo mộ là một phong tục đẹp để nhớ về cội nguồn của mình”.

(Soạn Viết bài tập làm văn số 2)