Soạn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) trang 168 – 171, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1 

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM 

Câu 1 (Soạn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc): Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành”?

Trả lời: 

Truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên mâu thuẫn trào phúng để châm biếm chính quyền thực dân Pháp dối trá, gian xảo, đó là: sự nhầm lẫn giữa ngoại hình bên ngoài và con người bên trong, vẻ bề ngoài của tác giả bị nhầm với vua Khải Định là vua của một nước nhưng chỉ là bù nhìn. 

Câu 2 (Soạn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc):  Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo tình huống truyện độc đáo. Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?

Trả lời: 

+ Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? 

Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo tình huống truyện độc đáo. Trong truyện ngắn “Vi hành” tác giả đã sáng tạo tình huống đôi tải gái người Pháp nhầm nhân vật tôi (tác giả) là vua Khải Định. Khi họ nói chuyện với nhau, họ nghĩ rằng vua Khải Định không hiểu được tiếng Pháp nhưng nhân vật tôi lại hiểu được. 

+ Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?

– Tình huống trên có tác dụng tạo được cái nhìn khách quan về vua Khải Định (vua Khải Định trong mắt người Pháp) đồng thời chế giễu bản chất vô dụng, bù nhìn phụ thuộc vào thực dân Pháp của vị vua này. 

Sự nhầm lẫn hài hước bởi người Tây khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng nên khi gặp “tôi” trên xe họ tưởng là Khải Định không biết tiếng Pháp nên đưa ra rất nhiều lời bình luận về vị vua Khải Định. Như vậy, dù nhà vua Khải Định không hề xuất hiện trong truyện ngắn nhưng toàn bộ chân dung, bộ mặt của nhân vật này được khắc họa rất cụ thể, tạo nên tiếng cười hài hước, châm biếm.

Câu 3 (Soạn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc): Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định, qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của Nguyễn Ái Quốc.

Trả lời: 

+ Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định

Trong mắt người Pháp, Khải Định không phải là một vị vua đứng đầu đất nước mà chỉ là tên hề lố bịch mang lại tính giải trí cho họ bàn tán, xôn xao. Qua tình huống truyện được tác giả sáng tạo, tính cách, hình dáng nhân vật Khải Định được thể hiện rất khách quan qua lời trò chuyện của đôi nam nữ người Pháp.

 Vẻ bề ngoài “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh, cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn” trên người đủ các loại lụa là, hạt cườm. Cử chỉ tác phong nhút nhát, lúng túng không giống gì một ông vua đạo mạo đứng đầu một nước. 

Và thực sự, trong mắt họ, vua Khải Định chỉ như một tên hề  “phải mất những nghìn rưỡi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công gô, hôm nay chúng mình có mất tý tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh?”

+ Qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ trong truyện ngắn “Vi hành”? 

Qua truyện ngắn “Vi hành” Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chế độ thực dân Pháp sử dụng những chính sách dã man, bịp bợm, mị dân. 

– Vạch trần tội ác của chính quyền thực dân, chúng lợi dụng mác khai hóa văn minh nhưng thực chất là mị dân, làm ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu để cướp nước ta. 

– Tác giả gián tiếp tố cáo chế độ nhà tù bủa vây khắp nơi để theo dõi những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp. 

+ Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Nguyễn Ái Quốc

– Tác giả đã xây dựng tình huống truyện độc đáo để thấy được cái nhìn khách quan về nhà vua Khải Định trong mắt người Pháp. 

– Truyện ngắn sử dụng lối hành văn tự do, nhiều giọng điệu từ giễu cợt mỉa mai đến trữ tình tự sự….tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.