Trả lời câu hỏi phần Chuẩn bị

luom

Câu hỏi 1: Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác Không ngủ để vận dụng vào văn bản này

Trả lời

  • Văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, cần chú ý:

a) Câu chuyện được kể trong bài thơ: chú bé Lượm làm nhiệm vụ giao thư liên lạc. Lượm là cậu bé hồn nhiên, vui tươi, lạc quan và rất dũng cảm, gan dạ. Cậu đã hi sinh trên đường đi liên lạc.

+ Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và tác dụng của những yếu tố đó:

=> Ngày Huế đổ máu, chú về Hà Nội, tình cờ chú cháu, gặp nhau ở Hàng Bè

=> Lượm kể về công việc làm giao liên của mình

=> Miêu tả ngoại hình, trang phục, cử chỉ, điệu bộ của Lượm: loắt choắt, xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghiêng nghiêng, ca nô đội lệch, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng…

=> Hình ảnh Lượm hy sinh: một dòng máu tươi, tay nắm chặt bông lúa.

Tác dụng của việc sử dụng những yếu tố đó: giúp người đọc cảm nhận rõ hơn hình ảnh chú bé Lượm và sự xót thương của tác giả dành cho Lượm.

b) Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

=> Thể thơ 4 chữ

=> Sử dụng từ láy: thoăn thoắt, loắt choắt, nghênh nghênh

=> So sánh, hoán dụ: một dòng máu tươi; như con chim chích nhảy trên đường vàng,

=> Điệp lại khổ thơ miêu tả Lượm

c) Ý nghĩa của bài thơ và những tình cảm, nhận thức của em: Qua bài thơ Lượm, em cảm thấy cảm phục ý chí, tinh thần quả cảm khi chú nhận nhiệm vụ giao thư giữa bom đạn. Chú Lượm rất dũng cảm, gan dạ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc.

Câu hỏi 2: Tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu

Trả lời

+ Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh trưởng trong gia đình Nho học.

+ Ông giác ngộ cách mạng sớm và hăng say tham gia các phong trào cách mạng chống thực dân

+ Ông là nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam. Ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

– Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ Lượm được ông sáng tác năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu hỏi 3: Một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học?

Trả lời

– Một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học như: Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu.

Soạn phần Đọc hiểu bài Lượm trang 33 – 35

2.1 .Câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 33 SGK: Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.

Trả lời:

Ngày Huế/ đổ máu

Chú Hà Nội về/

Tình cờ/ chú, cháu

Gặp nhau/ Hàng Bè

Biện pháp tu từ: hoán dụ “đổ máu” – ý nói đến chiến tranh diễn ra ở Huế

Câu 2 trang 33 SGK: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8

Trả lời:

Các từ láy đó là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Tác dụng của từ láy: gợi hình, khắc họa chú bé Lượm hiện lên với dáng vẻ tinh nghịch, nhanh nhẹn, vui tươi, đáng yêu

Câu 3 trang 33 SGK: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12

Trả lời:

Biện pháp tu từ sử dụng là so sánh. Tác giả so sánh Lượm huýt sáo vang như “con chim chích” nhảy trên đường vàng.

Tác dụng của so sánh: giúp người đọc hình dung rõ nét, sinh động vè tính cách của Lượm lạc quan, yêu đời, dũng cảm khi đi làm nhiệm vụ.

Câu 4 trang 33 SGK: Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?

Trả lời:

Nhìn vào hình ảnh minh họa, em tưởng tượng Lượm là chú bé nhỏ nhắn với màu vàng nổi bật cùng túi đeo chéo. Gương mặt chú lộ rõ nét tinh nghịch, đáng yêu, hồn nhiên, yêu đời khi được tham gia nhiệm vụ đưa thư liên lạc trong chiến tranh. Tuy công việc nguy hiểm nhưng cậu lại thể hiện là người dũng cảm, lạc quan, yêu đời.

Câu 5 trang 34 SGK: Khổ thơ (dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?

Trả lời:

Khổ thơ 25, 26 đặc biệt vì chỉ có 2 dòng 4 chữ. Điều này tác giả muốn nhấn mạnh tâm trạng thương xót, ngậm ngùi trước sự hy sinh của Lượm trong khi làm nhiệm vụ.

“Ra thế

Lượm ơi!”

Câu 6 trang 34 SGK: Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39 – 42) có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cách ngắt nhịp đặc biệt: Thôi rồi / Lượm ơi

Tác dụng: diễn tả cảm xúc của tác giả bàng hoàng, nghẹn ngào, xót xa trước sự ra đi đột ngột của Lượm.

Câu 7 trang 35 SGK: Câu hỏi ở dòng 47 có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu hỏi: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc tiếc thương Lượm.

2.2. Soạn phần cuối bài trang 35

Câu 1: Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).

Trả lời:

Tôi tình cờ gặp Lượm ở Hàng Bè khi Huế bị giặc Pháp tấn công. Lượm là một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển tín mật ở đồn Mang Cá. Dáng vẻ cậu loắt choắt, đôi chân nhanh nhẹn. Trên đầu cậu đội chiếc mũ ca nô, gương mặt cậu lúc nào cũng vui tươi, yêu đời, lạc quan. Sự tinh nghịch, đáng yêu của cậu thể hiện qua cả điệu bộ huýt sáo vang và đôi chân nhún nhẩy trên đường làm nhiệm vụ. Một cậu bé vô tư, hồn nhiên, đáng mến như vậy, ấy thế mà, trên đường làm nhiệm vụ, cậu không may hy sinh. Cậu đã dũng cảm hy sinh trên đường  chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Thật xót xa, bàng hoàng làm sao!

Câu 2: Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bảng sau vào vở và điền các chi tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cột. Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trang phục Ca nô đội lệch, đeo cái xắc xinh xinh
Hình dáng Loắt choắt, đầu nghênh nghênh, nhanh thoăn thoắt, má đỏ bồ quân
Cử chỉ hành động Huýt sáo vang, cười híp mí
Lời nói Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà

Trong các chi tiết miêu tả trên, em thấy thú vị nhất chi tiết chú nói về công việc của mình. Mặc dù nhận nhiệm vụ nguy hiểm giữa bom đạn, có thể hy sinh bất cứ lúc nào nhưng chú không hề tỏ ra sợ hãi hay lo lắng, ngược lại, chú cảm thấy vui vẻ, yêu đời, lạc quan.

Câu 3: Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?

Trả lời:

Dòng thơ 25, 26, 47 được tách thành khổ riêng (25,26 hai chữ 1 khổ và 47 chỉ có 4 chữ) diễn tả sự thương xót, ngậm ngùi, bàng hoàng trước sự ra đi của Lượm trên đường nhận nhiệm vụ.

– Câu 4: Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

Trả lời:

Trong bài thơ, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

+ Cháu: mối quan hệ chú – cháu, thể hiện sự gần gũi, thân thiết.

+ Chú bé: bày tỏ tình cảm của tác giả với chú bé nhí nhảnh, yêu đời, đáng yêu

+ Lượm: gọi tên thật, thể hiện sự xót thương của tác giả

+ Chú đồng chí nhỏ: được thể hiện trong đoạn thơ cuối cùng. Lúc này, Lượm không còn là “cháu” của riêng tác giả, mà là của mọi người đã hy sinh cho Tổ quốc, quê hương.

Câu 5: Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Đoạn thơ cuối lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm ban đầu nhằm thể hiện rằng Lượm dù đã hy sinh nhưng vẫn luôn sống mãi, vẫn hiện hữu trong tâm trí của tác giả, của đất nước. Mọi người sẽ không bao giờ quên hình ảnh và tinh thần gan dạ, quả cảm của chú bé Lượm.

Câu 6: Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.

Trả lời:

“Người con gái trẻ măng

Giặc đem ra bãi bắn

Đi giữa hai hàng lính

Vẫn ung dung mỉm cười”

Chị Võ Thị Sáu là một trong nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm, hy sinh vì Tổ quốc. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và bị bắt ra Côn Đảo. Hình ảnh chị ra pháp trường ung dung với tiếng hát, nụ cười luôn sống mãi trong tâm trí của chúng ta.