Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) trang 35-36, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1 

III – QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN 

Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều: 

Hơn nữa, trong chính biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển. 

IV – LUYỆN TẬP 

Câu 1 (Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo): Từ “nách” là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ “nách” như thế nào?

“Nách tường bông liễu bay sang láng giềng

Trả lời:

Từ “nách” là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên). Còn từ “nách” trong câu “nách tường bông liễu bay sang láng giềng” tác giả muốn nói đến bộ phận tiếp giáp giữa hai bức tường. Ở đây, Nguyễn Du đã chuyển nghĩa của từ “nách” là bộ phận của cơ thể con người sang một bộ phận tiếp giáp của sự vật bằng phương thức ẩn dụ. 

Câu 2 (Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo): Trong những câu thơ sau, từ “xuân” được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ “xuân” trong lời thơ của mỗi người. 

Trả lời: 

a) Trong câu “ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” từ “xuân” ở đây được tác giả sử dụng theo hai nghĩa:

+ Xuân: mùa xuân của đất trời 

+ Xuân (nghĩa chuyển): tuổi xuân, tuổi trẻ, tuổi thanh xuân. 

b) Trong câu “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”, từ “xuân” được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển, ý nói vẻ đẹp của người con gái đang tuổi xuân xanh. 

c) Trong câu “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” ở đây  từ “ xuân” được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển mang ý nghĩa hơi men rượu nồng cũng như tình cảm bạn bè thắm thiết, nồng nàn như men rượu. 

d) Trong câu “Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. 

+ Từ “Xuân” trong từ mùa xuân là nghĩa gốc 

+ Từ “xuân” tác giả sử dụng nghĩa chuyển mang ý nghĩa tươi đẹp. 

Câu 3  (Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo): Cùng là từ “mặt trời” trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

(Huy Cận)

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

(Tố Hữu)

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Trả lời: 

  1. a) “Mặt trời” trong câu thơ của Huy Cận được sử dụng theo nghĩa gốc, nghĩa là mặt trời của tự nhiên trên bầu trời. 
  2. b) Từ “mặt trời” trong câu thơ của Tố Hữu, được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển bằng phương pháp ẩn dụ, ý chỉ mặt trời chân lý, lý tưởng cách mạng. 
  3. c) Từ “mặt trời” trong “mặt trời của bắp thì nằm trên đồi” được sử dụng theo nghĩa gốc là mặt trời tự nhiên. Còn từ “mặt trời” trong câu “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển, ý nói em bé chính là mặt trời của mẹ. 

Câu 4 (Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo): Theo anh (chị), trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?

Trả lời: 

a) “Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc”

+ Từ ngữ mới được tạo ra: “mọn mằn”

+ Từ ngữ được tạo ra dựa vào tiếng: “mọn” ý chỉ những thứ bé nhỏ 

+ Phương thức cấu tạo từ: tạo từ láy âm “m”

b) “Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt” 

+ Từ ngữ mới được tạo ra: giỏi giắn

+ Từ ngữ được tạo ra dựa vào tiếng: giỏi ý nói sự giỏi giang thể hiện sự ngưỡng mộ của người sử dụng. 

+ Phương thức cấu tạo từ: láy phụ âm đầu “gi”

c) “Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ…bằng ca-mê-ra chuyên dụng của chính máy nội soi”

+ Từ ngữ mới được tạo ra: nội soi

+ Từ ngữ được tạo ra dựa vào tiếng: “nội” (bên trong) và “soi”(nhìn)

+ Phương thức cấu tạo từ: cấu tạo từ ghép chính phụ, bổ sung ý nghĩa cho nhau.