Soạn Trau dồi vốn từ trang 99-105, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

I – RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ

Câu 1 (Soạn Trau dồi vốn từ): Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?

“Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta”.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Trả lời:

Qua đoạn trích trên, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói:

+ Tiếng Việt rất giàu đẹp để chúng ta dùng diễn đạt tư tưởng, tình cảm.

+ Tiếng Việt chúng ta không nghèo, chỉ sợ không biết cách dùng nên chúng ta phải trau dồi vốn từ.

Câu 2 (Soạn Trau dồi vốn từ): Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau

a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.

b) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.

c) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

Giải thích vì sao có những lỗi này, vì “tiếng ta nghèo” hay người viết “không biết dùng tiếng ta”. Như vậy, để biết “dùng tiếng ta” cần phải làm gì?

Trả lời:

+ Xác định lỗi diễn đạt trong các câu;

a) Thừa từ “đẹp”: thắng cảnh có nghĩa là đẹp rồi, nên xuất hiện từ “đẹp” sẽ gây lặp ý trong câu.

b) Sử dụng sai từ “dự đoán”. Dự đoán có nghĩa là đoán một sự việc hiện tượng nào đó xảy tra trong tương lai. Trong trường hợp này nên sử dụng từ “ước chừng”

c) Sử dụng hai từ ngữ đặt cạnh nhau không hợp lý: “đẩy mạnh” có nghĩa là thúc đẩy để phát triển mạnh mẽ, còn “quy mô” ý chỉ mức độ to nhỏ. Nên sử dụng từ “mở rộng quy mô”.

+ Có những lỗi diễn đạt ở trên vì người viết không biết dùng tiếng ta. Như vậy, để “biết dùng tiếng ta” người viết, người nói phải hiểu được nghĩa chính xác của từ, liên tục trau dồi vốn từ để biết cách sử dụng từ ngữ.

II – RÈN LUYỆN ĐỂ TĂNG VỐN TỪ

Câu 1 (Soạn Trau dồi vốn từ): Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

 

Trả lời:

Đọc kỹ ý kiến trên, em hiểu ý của Tô Hoài là:

+ Để tạo nên ngòi bút tài hoa như Nguyễn Du không phải tự nhiên mà có, đó là sự học hỏi lời ăn tiếng nói một cách không ngừng nghỉ từ nhân dân.

+ Nhờ quan sát cuộc sống lao động của nhân dân mà Nguyễn Du sáng tạo ra các từ mới.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Trau dồi vốn từ): Chọn cách giải thích đúng

Trả lời:

+ Hậu quả là kết quả xấu

+ Đoạt là chiếm được phần thắng

+ Tinh tú là sao trên trời (nói khái quát).

Câu 2 (Soạn Trau dồi vốn từ): Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt

a) Từ “tuyệt”(Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

– dứt, không còn gì;

– cực kì, nhất.

Cho biết nghĩa và giải thích nghĩa của âm tuyệt trong mỗi từ sau: tuyệt chủng, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt tự, tuyệt thực, tuyệt vời.

b) Từ “đồng”(Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

– cùng nhau, giống nhau;

– trẻ em;

– (chất) đồng.

Cho biết nghĩa của yếu tố “đồng” trong mỗi từ ngữ sau: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền. Giải thích nghĩa của mỗi từ ngữ này.

Trả lời:
a) Nghĩa và giải thích nghĩa âm “tuyệt” trong các từ ngữ là:

– “Tuyệt” có nghĩa là “dứt không còn gì” trong các từ:
+ tuyệt chủng: Bị mất giống nòi không còn tồn tại

+ tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ

+ tuyệt tự: không có con trai nối dõi tông đường

+ tuyệt thực: nhịn ăn

– “Tuyệt” có nghĩa là “cực kì, nhất” trong các từ:

+ tuyệt đỉnh: mức cao nhất

+ tuyệt mật: giữ bí mật nhất có thể

+ tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật đẹp đến đỉnh cao

+ tuyệt trần: nhất trần đời, không có gì sánh bằng

+ tuyệt vời: đẹp lung linh, đẹp nhất.

b) Nghĩa và giải thích từ “đồng” trong các từ ngữ

– “Đồng” có nghĩa là cùng nhau giống nhau trong các từ”

+ Đồng âm: từ ngữ có âm thanh giống nhau

+ Đồng bào: cùng một tổ quốc, cùng chung một dòng máu.

+ Đồng bộ: phối hợp một cách nhịp nhàng, ăn khớp với nhau

+ Đồng chí: cùng trong quân ngũ

+ Đồng dạng: cùng kích thước như nhau

+ Đồng khởi: cùng đứng lên giành chính quyền

+ Đồng môn: học cùng một khóa, một lớp, một trường

+ Đồng niên: bạn bằng tuổi

+ Đồng sự: làm việc cùng nhau

– “Đồng” có nghĩa là “trẻ em” trong các từ sauu:

+ Đồng ấu: trẻ em khoảng 6 – 7 tuổi

+ Đồng dao: bài ca dân gian như vè, trò chơi dân gian cho trẻ em

+ Đồng thoại: truyện viết cho trẻ em

– “Đồng” có nghĩa là chất đồng trong từ:

+ Đồng tiền: khi xưa tiền được đúc bằng đồng.

Câu 3: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Vào đêm khuya, đường phố im lặng.

b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.

c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc

Trả lời:

a) Dùng sai từ “im lặng”. Từ “im lặng” chỉ dùng với con người, nên thay bằng “im ắng” hoặc “vắng lặng”.

b) Dùng sai từ “thành lập” nên thay bằng từ “thiết lập”.

c) Dùng sai từ “cảm xúc” nên thay bằng “xúc động”.

Câu 4: Bình luận ý kiến sau đây

Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:

Gió đông là chồng lúa chiêm

Gió bấc là duyên lúa mùa

Được mùa lúa, úa mùa cau

Được mùa cau, đau mùa lúa

Chiêm khôn hơn mùa dại

Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu

Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn nói, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó. Trong thói quen, chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.

(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển, trong Giữ

gìn sự trong sáng của tiếng Việt”)

Trả lời:

Trong “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định sự giàu có của tiếng nói dân tộc và chúng ta phải biết cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó.

Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta phải có trách nhiệm để kế thừa và phát huy những giá trị mà cha ông ta để lại, trong đó có Tiếng Việt.

Có như vậy, chúng ta mới có thể tự tin sử dụng và giới thiệu ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta với bạn bè quốc tế.

Câu 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau:

Trả lời

Dựa vào ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, cách em sẽ thực hiện để tăng vốn từ là:

+ Lắng nghe lời thầy cô, ông bà cha mẹ, trò chuyện với bạn bè để học hỏi kiến thức, trau dồi vốn từ mới.

+ Hỏi: từ nào không biết sẽ hỏi thầy cô để nhờ thầy cô giải đáp, tuyệt đối không giấu dốt.

+ Xem: tivi, đọc sách báo, truyện để tăng cường vốn từ, cập nhật liên tục ngữ nghĩa của từ vựng

+ Ghi chép những câu nói hay, ý nghĩa lấy đó làm kinh nghiệm sống cho bản thân.

Câu 6:

Trả lời:

a) Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu.

b) “Cứu cánh” nghĩa là mục đích cuối cùng.

c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề xuất.

d) Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.

Câu 7: Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.

a) nhuận bút / thù lao;

b) tay trắng / trắng tay;

c) kiểm điểm / kiểm kê;

d) lược khảo / lược thuật.

Trả lời:

a) Phân biệt nghĩa:

+ Nhuận bút là tiền công liên quan đến các công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học khi được sử dụng.

+ Thù lao là tiền công xứng đáng với sức lao động bỏ ra so với khối lượng công việc.

– Đặt câu:

+ Tháng này tiền nhuận bút của Linh được 2 triệu đồng.

+ Tiền thù lao của anh tháng này được 9 triệu nhé.

b) Phân biệt nghĩa:

+ Tay trắng là không có tiền bạc, vốn liếng của cải gì

+ Trắng tay nghĩa là bị mất hết tiền bạc của cải, không còn cái gì

– Đặt câu:

+ Anh chị ấy lấy nhau từ hai bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ đồ.

+ Vì chơi tiền ảo mà chị ấy đã bị trắng tay

c) Phân biệt nghĩa:

+ Kiểm điểm: đánh giá, xem xét sự vật sự việc

+ Kiểm kê: đếm số lượng để xác định được hàng tồn và tình trạng hangf.

– Đặt câu:

+ Yêu cầu bạn Đạt nộp bản kiểm điểm cho cô vào ngày mai

+ Trước khi nghỉ tết, cán bộ cần kiểm kê tài sản công ty.

d) Phân biệt nghĩa:

+ Lược khảo nghĩa là nghiên cứu khái quát, không đi vào tiểu tiết.

+ Lược thuật là trình bày tóm tắt

– Đặt câu:

+ Bài lược khảo của em làm rất tốt.

+ Em hãy lược thuật lại một cuốn sách của nhà văn Nguyên Hồng.

Câu 8: Trong tiếng Việt, có nhiều từ phức (từ ghép và từ láy) có các yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau, như từ ghép: kì lạ – lạ kì, nguy hiểm – hiểm nguy, thương xót – xót thương; hoặc từ láy : khắt khe – khe khắt, lừng lẫy – lẫy lừng. Hãy tìm năm từ ghép và năm từ láy tương tự.

Trả lời:

+ 5 từ ghép đó là: thương đau – đau thương, đảm bảo – bảo đảm, đơn giản – giản đơn, yếu điểm – điểm yếu, lai vãng – vãng lai.

+ 5 từ láy: hờ hững – hững hờ, khao khát – khát khao, lơ lửng – lửng lơ, tối tăm – tăm tối, nguy nga – nga nguy.

Câu 9: Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó:

bất (không, chẳng), bí (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra), gia (thêm vào), giáo dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở, khơi), quang (rộng, rộng rãi), suy (sút kém), thuận (ròng, không pha tạp), thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu), thuận (thật, chân thật, chân chất), thuần (dễ bảo, chịu khiến), thuỷ (nước), tư (riêng), trữ (chứa, cất), trường (dài), trọng (nặng, coi nặng, coi là quý), vô (không, không có), xuất (đưa ra, cho ra), yếu (quan trọng)

Trả lời:
+ bất (không, chẳng): bất hảo, bất thành

+  bí (kín): bí bách, bí mật

+ đa (nhiều): đa chiều, đa nghĩa

+ đề (nâng, nêu ra): đề bài, đề mục

+ gia (thêm vào): gia vị, gia hạn

+ giáo (dạy bảo): giáo viên, giáo dục

+ hồi (về, trở lại): hồi xuân, hồi sức

+ khai (mở, khơi): khai trương, khai trường

+ quang (rộng, rộng rãi): quang đãng,

+ suy (sút kém)

+ thuận (ròng, không pha tạp)

+ thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu)

+ thuận (thật, chân thật, chân chất)

+ thuần (dễ bảo, chịu khiến)

+ thuỷ (nước)

+ tư (riêng)

+ trữ (chứa, cất)

+ trường (dài)

+ trọng (nặng, coi nặng, coi là quý)

+ vô (không, không có)

+ xuất (đưa ra, cho ra)

+ yếu (quan trọng)