Soạn Trả bài tập làm văn số 6 trang 113 ngữ văn 8 tập 2

GỢI Ý ĐÁNH GIÁ LÀM BÀI

Câu 1: Bài làm cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung kiến thức, về hình thức diễn đạt và nhất là về cách tổ chức hệ thống luận điểm và trình bày luận điểm.

Trả lời:

+ Về nội dung kiến thức

– Học sinh phải nắm được các luận điểm cơ bản cần triển khai trong bài viết và thể hiện luận điểm rõ ràng cũng như ưu, khuyết điểm để khắc phục…

– Trình bày đúng đủ bố cục ba phần của bài văn.

– Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

+ Về hình thức diễn đạt:

Khi viết bài văn nghị luận, các em học sinh cần chú ý:

  • Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì
  • Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng, một số từ ngữ mang tính tiêu biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp

+ Về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu:

– Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.

– Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc

– Giọng điệu cơ bản trong văn nghị luận là trang trọng, nghiên túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể

– Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận, biết sửa lỗi trong bài văn nghị luận, biết khắc phục lỗi trong bài viết sau.

+ Về cách tổ chức hệ thống luận điểm và trình bày luận điểm:

a) Làm thế nào để nêu rõ luận điểm?

– Có thể nói ngay: để nêu rõ luận điểm, người làm văn cần tập viết tốt câu chủ đề của đoạn văn. Có nghĩa là: câu chủ đề phải viết cho gọn gàng, rõ ỷ. Cũng nên diễn đạt câu chủ đề sao cho gần gũi, không tách rời, không xa cách với hình thức diễn đạt của đề bài. Cũng như có thể liên hệ với đời sống thực tế khi giao tiếp: câu trả lời thường nhắc lại một phần câu hỏi.

b) Trình bày luận cứ, để làm sáng tỏ luận điểm

Trong một đoạn văn nghị luận, nếu điểm chính là luận điểm, thì luận cứ dùng để nuôi luận điểm. Một luận điểm chỉ thật sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó được bảo đảm bằng những chứng cứ xác thực mà ta vẫn gọi là luận cứ.

Các luận cứ trong một đoạn văn cũng cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nếu người làm văn tìm đủ các luận điểm và luận cứ thích hợp để giải quyết vấn đề và sắp xếp lại để trình bày thì đó chính là lập dàn ỷ.

+ Hệ thống sắp xếp như trên gọi là lập luận. Lập luận sẽ được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khăng khít với nhau: lí lẽ sau kế thừa thành quả của lí lẽ trước và lí lẽ trước làm cơ sở cho lí lẽ sau theo một trật tự hợp lí, không thể bác bỏ.

+ Mặt khác, quá trình lập luận sẽ có thêm sức lôi cuốn nếu người nói (người viết) biết cách sắp xếp các luận điểm và luận cứ khiến cho toàn bộ bài văn là một dòng chảy liên tục ; các quan điểm, các ỷ kiến của người viết được làm nổi bật hẳn lên, hứng thú trong người nghe (người đọc) được duy trì mỗi lúc một cao, cho tới tận lời nói (dòng chữ) cuối cùng của bài nghị luận.

c) Biết phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ

Trong thực tế cuộc đời và trong văn học, vấn đề nghị luận rất phong phú. Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Có tài liệu đã khái quát sự phối hợp đó trong bốn hoặc năm dụng chính: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng – phân – hợp. Sách Ngữ văn 8, tập hai (Thí điểm) có nêu ba dạng: diễn dịch, quy nạp, song hành… Song, xét tới cùng, học sinh chúng ta đang tập làm văn nên chỉ cần đề cập đến vài dạng hay gặp, phổ biến. Ví dụ như: diễn dịch, quy nạp…

d) Kĩ năng chuyển đoạn

Trong thực tế, đây là một thách thức, mà đông đảo học sinh thường gặp khi làm bài tập làm văn, vì trong các văn bản nói chung, và văn bản nghị luận nói riêng, có nhiều đoạn văn (nhiều luận điểm) liên tiếp nối tiếp nhau. Làm sao có được sự gắn bó giữa chúng, đó chính là kĩ năng chuyển đoạn.

Vậy các em phải hiểu rằng: chuyển đoạn là một công việc nhằm liên kết đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong ở trên. Người làm văn chỉ có chuyển đoạn một cách tự nhiên khi đã xác định được cả mối liên quan với nhau, cũng như sự khác biệt nhau giữa đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong. Có hiểu như vậy, người viết sẽ tìm được cách chuyển đoạn linh hoạt, hợp lí, tự nhiên để tạo sự gắn kết. Ngoài tác dụng trên, việc chuyển đoạn – nếu làm tốt – còn có khả năng làm cho đoạn văn, ngay từ đầu, gây ấn tượng hơn, được chú ý nhiều hơn.

Câu 2(Soạn Trả bài tập làm văn số 6): So với những yêu cầu ấy của đề bài, bài làm của em có những ưu, nhược điểm gì?

Trả lời:

Bài làm của em có những ưu nhược điểm như sau:

+ Ưu điểm:

– Xác định đúng yêu cầu của đề bài nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, sáng tạo, giàu từ ngữ gợi cảm.

– Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, trình bày luận điểm rõ ràng, thuyết phục.

+ Nhược điểm:

– Đôi khi hơi sa vào tiểu tiết, đưa vào bài hơi nhiều dẫn chứng chưa tiêu biểu.

– Chữ viết còn cẩu thả, sai lỗi chính tả, sai chính tả, diễn đạt lủng củng, câu tối nghĩa, chưa biết xây dựng đoạn và chuyển đoạn.

– Dấu câu đặt chưa hợp lí hoặc thiếu dấu câu.

– Còn chưa biết trình bày luận điểm và lập luận

Câu 3(Soạn Trả bài tập làm văn số 6): Sửa các lỗi diễn đạt và lỗi chính tả trong bài làm (nếu có)

Trả lời:

– Chú ý lời nhận xét của thầy cô về bài làm văn của mình. Tham khảo bài văn của các bạn để tự rút kinh nghiệm.

– Tự đánh giá bài làm của mình:

+ Các phương tiện liên kết đoạn văn, liên kết câu có được sử dụng tốt không?

+ Những câu còn diễn đạt lủng củng, thêm bớt từ ngữ để làm rõ nghĩa của câu.

+ Tự rà soát và sửa lỗi chính tả trong bài.