Soạn Tổng kết phần văn học Trang 181 – 182 Ngữ văn 9 Tập 2

Câu 1(Soạn Tổng kết phần văn học): Đọc lại mục lục các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 và làm bảng thống kê tác phẩm theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

Câu 2: Đọc lại các chú thích * ở những bài đầu của các cụm bài cùng một thể loại trong văn học dân gian, ghi lại các định nghĩa về từng thể loại sau:

  • Truyền thuyết
  • Truyện cổ tích
  • Truyện cười
  • Truyện ngụ ngôn
  • Ca dao – dân ca
  • Tục ngữ
  • Chèo

Trả lời:

– Định nghĩa về các thể loại văn học:

+ Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

+ Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công.

+ Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tương đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

+ Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn lời về loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

+ Ca dao, dân ca là các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

+ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày.

+ Chèo là loại kịch hát, mua dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.

Câu 3: Trong bộ phận văn học viết Việt Nam thời trung đại (Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) được học trong chương trình Ngữ văn THCS có những thể loại nào? Ví dụ: Truyện có truyện truyền kì, truyện chương hồi,…Thơ có các thể thơ như thất ngôn bát cú, song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

Trả lời:

* Trong bộ phận văn học viết Việt Nam thời trung đại được học trong chương trình Ngữ văn THCS có những thể loại sau:

+ Truyện, kí:

– Truyện ngắn: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

– Truyền kì: Con hổ có nghĩa (trích Lan Trì kiến văn lục), Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục).

– Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí.

– Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tùy bút).

+ Thơ:

– Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà; Thiên Trường vãn vọng.

– Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh.

– Thất ngôn bát cú: Qua đèo ngang; Bạn đến chơi nhà; Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn; Muốn làm thằng Cuội.

– Song thất lục bát: Hai chữ nước nhà; Sau phút chia li.

– Lục bát: Côn Sơn ca.

– Thơ Nôm: Bánh trôi nước.

+ Truyện thơ: Truyện Kiều; Truyện Lục Vân Tiên.

+ Văn nghị luận:

– Chiếu: Chiếu dời đô

– Hịch: Hịch tướng sĩ.

– Cáo: Bình Ngô đại cáo.

– Tấu: Bàn luận về phép học.

Câu 4: Các văn bản tác phẩm thuộc văn học hiện đại Việt Nam đã cho em làm quen với các thể loại nào? Trong từng thể loại, phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh) có vị trí chủ đạo?

Trả lời:

+ Các văn bản tác phẩm thuộc văn học hiện đại Việt Nam đã cho em làm quen với các thể loại là truyện, kí, tùy bút, thơ, kịch, văn nghị luận.

+ Trong từng thể loại, phương thức biểu đạt có vị trí chủ đạo là:

– Truyện, kí, kịch: phương thức biểu đạt chủ đạo là tự sự.

– Tùy bút, thơ: phương thức biểu đạt chủ đạo là biểu cảm.

– Văn nghị luận: phương thức biểu đạt chủ đạo là nghị luận.