I. Đọc – hiểu văn bản Soạn Tiếng gà trưa

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 151:

Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?

Trả lời:

– Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ khi ông đang trên đường hành quân.

– Mạch cảm xúc trong bài thơ có diễn biến là:

+ Tiếng gà trưa gợi lên những kỷ niệm về tuổi ấu thơ.

+ Hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.

+ Tình cảm của người cháu dành cho bà.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 151:

Những hình ảnh và kỷ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả?

Trả lời:

– Những hình ảnh và kỷ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lên từ tiếng gà trưa là:

+ Ổ trứng của con gà mái mơ.

+ Người cháu bị bà mắng khi nhìn gà đẻ.

+ Bà dành dụm từng quả trứng gà cho cháu, mua quần áo mới cho cháu.

– Qua đó bài thơ đã biểu hiện tình yêu thương sâu sắc, lòng biết ơn, trân trọng bà của tác giả.

Tiếng gà trưa là bài thơ cảm động về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước

Câu 3 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 151:

Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Trả lời:

– Hình ảnh người bà được thể hiện trong bài thơ là:

+ Một người bà hết mực yêu thương, quan tâm, chăm sóc, dành mọi sự tốt đẹp nhất cho đứa cháu.

+ Là người phụ nữ Việt Nam thật thà, chất phác, không ngại mưu sinh cuộc sống vì gia đình.

+ Là một người kiên cường, bất khuất.

– Tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ là:

+ Đó là một tình cảm sâu sắc, thắm thiết, vượt qua mọi sự khó khăn, nguy hiểm của chiến tranh trong thời kỳ đó.

+ Bà đối với cháu là sự yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ như người cha người mẹ.

+ Cháu coi bà là người quan trọng nhất, người mà cháu kính trọng, yêu thương và biết ơn nhất.

Câu 4 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 151:

Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ?

Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Trả lời:

– Cách gieo vần trong mỗi khổ rất uyển chuyển, khéo léo và linh hoạt. 

+ Vần được gieo chủ yếu là vần cách. 

+ Số câu trong mỗi khổ được sắp xếp khéo léo.

– Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí là: câu mở đầu của mỗi khổ 2, 3, 4, 7.

+ Cách lặp lại này có tác dụng làm nổi bật được mạch cảm xúc của bài thơ, tạo ra giọng thơ da diết, thắm thiết.

II. Luyện tập Soạn Tiếng gà trưa

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 151:

Chọn học thuộc một đoạn của bài thơ khoảng 10 dòng.

Trả lời:

– Các em có thể học 10 dòng thơ đầu hoặc 10 dòng thơ cuối. Sau đó đọc diễn cảm bài thơ một cách trôi chảy nhất.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 151:

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Trả lời:

– Cảm nghĩ của bản thân em về tình bà cháu trong bài thơ này là:

+ Đó là một tình cảm bà cháu vô cùng thiêng liêng, cao cả, sâu sắc và bền chặt, vượt lên cả bom đạn của chiến tranh.

+ Tình cảm này chất chứa đầy trong đó cả những mảnh ký ức tuổi thơ của người cháu, hay chính là tác giả.

+ Tình cảm bà cháu này đã trở thành động lực cho người cháu trên hành trình bảo vệ nhân dân, đất nước.