Soạn Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng trang 74-75, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1 

(Soạn Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng)

Câu 1 (Soạn Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng) : 

a) Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Nguyễn Khuyến, từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.

b) Trong tiếng Việt, từ “lá” còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau:

–  lá gan, lá phổi, lá lách 

– lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài 

– lá cờ, lá buồm 

– lá cót, lá chiếu, lá thuyền 

– lá tôn, lá đồng, lá vàng

Hãy xác định nghĩa của từ “lá” trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ “lá”.

Trả lời: 

a) Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cây, có màu xanh, có cuống và gân. 

b) Nghĩa của từ “lá” trong từng trường hợp như sau: 

– Lá gan, lá phổi, lá lách,… chỉ các bộ phận trong cơ thể người.

– Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,… chỉ các vật được chế tạo  bằng giấy.

–  Lá buồm, lá cờ,… chỉ các vật được làm bằng vải.

– Lá cót, lá chiếu, lá thuyền,… chỉ vật được làm bằng tre, cói, gỗ.

– Lá tôn, lá đồng, lá vàng,… chỉ các vật được làm từ  kim loại.

+ Các từ “lá” ở trên đều sử dụng phương thức chuyển nghĩa của từ, dựa trên cơ sở đó là các vật đều có điểm tương đồng giống nhau mang hình dáng mỏng, dẹt như chiếc lá (ở nghĩa gốc). 

Câu 2 (Soạn Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng): 

Trả lời:

Đặt câu với các từ “đầu, chân, tay, miệng, tim, mặt” theo nghĩa chuyển là: 

+ Thiên Nga là đứa con đầu lòng của anh Dũng và chị Linh. 

+ Quang Hải là chân sút có tiếng của bóng đá Việt Nam. 

+ Hắn không phải là tay vừa đâu, chúng ta phải cẩn thận. 

+ Nhà nghèo mà phải nuôi đến 9 miệng ăn. 

+ Bệnh viện tim mạch Hà Nội nằm ở đường Lê Duẩn phải không?

Câu 3 (Soạn Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng): 

Trả lời: 

+ Các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, tình cảm, cảm xúc là: chua, cay, mặn, ngọt, đắng. 

+ Đặt câu: 

– Cuộc đời thật chua chát làm sao! 

– Cay thật! Không thể tin tưởng được?

– Những giọt mồ hôi mặn mà thấm đẫm vào từng thớ vải 

– Giọng của Hà Linh thật ngọt ngào

– Tớ rất thích ăn mướp đắng cậu ạ 

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ “cậy”, từ “chịu” trong câu thơ sau: 

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” 

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ “cậy”, từ “chịu” mà không dùng từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.  

Trả lời:

+ Tìm từ đồng nghĩa với từ “cậy” từ “chịu”: 

– Đồng nghĩa với từ “cậy”: nhờ, giúp…

– Đồng nghĩa với từ “chịu”: nhận, nghe…

+ Tác giả chọn dùng từ “cậy” “chịu” mà không sử dụng từ đồng nghĩa với hai từ trên vì: Các từ đồng nghĩa có sự giống nhau về nghĩa. Tuy nhiên, từ “cậy” thể hiện được niềm tin sẵn sàng giúp đỡ hơn các từ khác. Còn từ “chịu” thể hiện ý thuận theo lời người khác nhưng trong lòng không được hài lòng. 

Câu 5:

Trả lời:

Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và giải thích lý do lựa chọn

a) “Canh cánh”: mới có thể khắc họa được tây trạng day dứt của Bác Hồ khi ở trong tù. 

b) “Liên can” phù hợp với ngữ nghĩa của câu “Anh ấy không liên can gì đến việc này”. 

c) “Bạn” phù hợp với sắc thái và đường lối chiến lược trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam.