Mục lục

Soạn Ôn tập phần Văn học trang 202 – 204, sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1 

(Soạn Ôn tập phần Văn học)

Câu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó. Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kỳ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. 

Trả lời: 

a) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng như thế nào?

+ Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng. Đó là văn học công khai và văn học không công khai. Trong đó văn học công khai thì có dòng văn học hiện thực và lãng mạn. 

b) Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó

+ Văn học công khai:  đây là văn học hợp pháp được chính quyền thực dân phong kiến thừa nhận. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, nổi tiếng với: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

+  Văn học bất hợp pháp:  là hoạt động văn học bí mật, không được chế độ thực dân công nhận bởi dòng văn học này gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù…nhằm mục đích đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ. 

c) Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kỳ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. 

+ Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng, nguyên nhân sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng này là: 

– Do sự thúc bách bắt buộc phải thay đổi của thời đại. 

– Do nhu cầu tự thân của nền văn học nước nhà. 

– Sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân. 

– Văn chương trở thành một nghề kiếm sống trong xã hội. 

Câu 2: Tiểu thuyết hiện đại khác tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh?

Trả lời: 

a) Tiểu thuyết hiện đại khác tiểu thuyết trung đại như thế nào?

Tiểu thuyết trung đại: 

+ Sử dụng chữ Hán, Nôm 

+ Thường vay mượn đề tài, điển tích, điển cố từ văn học Trung Quốc và chịu ảnh hưởng lớn của văn học Trung Hoa. 

+ Cốt truyện đơn tuyến được kể theo trình tự thời gian và kết cấu chương hồi.

+ Sử dụng ngôi kể thứ ba 

– Tiểu thuyết hiện đại: 

+ Sử dụng chữ quốc ngữ.

+ Đi sâu vào khắc họa thế giới nội tâm nhân vật

+ Cốt truyện phức tạp với nhiều tuyến nhân vật, kết cấu chương đoạn 

+ Ngôi kể linh hoạt 

b) Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh?

– Tiểu thuyết được kể theo trình tự thời gian, sự việc diễn ra 

– Sử dụng ngôi thứ 3 

– Xây dựng nhân vật sơ sài, chú ý đến tiểu tiết. 

– Kết cấu chương hồi

– Sử dụng nhiều câu văn biền ngẫu, kết thúc theo lối có hậu. 

Câu 3 (Soạn Ôn tập phần Văn học): Phân tích tình huống trong các truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc), “Tinh thần thể dục” (Nguyễn Công Hoan),  “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân”, “Chí Phèo” (Nam Cao). 

Trả lời: 

Tình huống truyện “Vi hành” – Nguyễn Ái Quốc: Là sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trên tàu điện ngầm khi nhìn thấy nhân vật “tôi” và cho rằng đó là vua Khải Định. Sự nhầm lẫn đáng tiếc này lại làm cho nhân vật Khải Định được hiện lên một cách khách quan, hài hước, tạo nên tiếng cười châm biếm mỉa mai. 

– Tình huống truyện “Tinh thần thể dục” Nguyễn Công Hoan là tình huống mâu thuẫn giữa chế độ cầm quyền và dân chúng khi bắt ép dân chúng đi xem bóng đá. Đây là mâu thuẫn trào phúng giữa sự khuếch trương của bọn quan lại với mong muốn chỉ muốn ở nhà của người dân. Việc xem bóng đá là giải trí nhưng lại bị ép buộc, thậm chí cưỡng ép, cho nên mọi người tìm mọi cách để trốn tránh việc phải đi xem đá bóng. 

– Tình huống truyện “Chữ người tử tù” đã được Nguyễn Tuân xây dựng hình ảnh 2 nhân vật đối lập nhau về hoàn cảnh xã hội và bình diện nghệ thuật. Một bên là Huấn Cao – tử tù – người cho cái đẹp, còn một bên là viên quản ngục – đại diện cho chính quyền đô hộ – người đi xin cái đẹp. Họ gặp nhau ở tâm hồn yêu cái đẹp mà trở nên tri âm, tri kỷ với nhau. Dù ở chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu nhưng cái đẹp vẫn xuất  hiện “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

– Tình huống trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao đó là khát vọng sống thiện lương, được làm người mà bị chính xã hội ruồng rẫy, cự tuyệt sự làm người chân chính của Chí Phèo. Toàn truyện là lời tự sự của Chí đại diện cho đại đa số tầng lớp nhân dân nghèo khổ sống trong xã hội thực dân áp bức, đô hộ. 

Câu 4 (Soạn Ôn tập phần văn học): Đặc sắc nghệ thuật qua các truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân”, “Chí Phèo” (Nam Cao).

Trả lời: 

– Đặc sắc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) 

+ Truyện ngắn mang cảm hứng lãng mạn với cốt truyện đơn giản, trữ tình. 

+ Thạch Lam đi sâu vào phân tích, khắc họa nội tâm nhân vật Liên và An. 

+ Ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng, tinh tế gần gũi dễ đi lòng lòng người. 

+ Nghệ thuật so sánh, đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; giữa hiện tại với tương lai được gửi gắm qua mỗi đoàn tàu. 

– Đặc sắc nghệ thuật “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) 

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, sáng tạo. 

+ Sử dụng bút pháp lí tưởng hóa cảm hứng lãng mạn để khắc họa tính cách, hình tượng nhân vật Huấn Cao 

+ Sử dụng từ ngữ Hán Việt, từ cổ để tạo không khí cổ kính, trang nghiêm. 

– Đặc sắc nghệ thuật “Chí Phèo” (Nam Cao)

+ Xây dựng nhân vật Chí Phèo thành nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp xã hội xưa. 

+ Tình huống truyện hấp dẫn, được miêu tả linh hoạt không theo trình tự thời gian 

+ Cách dẫn dắt truyện khéo léo, uyển chuyển, cấu trúc chặt chẽ. 

+ Ngôn ngữ truyện dân dã, tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ địa phương tạo sự gần gũi với quần chúng. 

+ Sử dụng biện pháp độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm….

– Đặc sắc nghệ thuật “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam 

Câu 5 (Soạn Ôn tập phần Văn học): Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. 

Trả lời: 

– Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

+ Ngay tên truyện “Hạnh phúc một tang gia” đã chứa đựng tính chất hài hước. Tên truyện cũng gợi nên tình huống truyện trào phúng có tang nhưng lại hạnh phúc tạo nên màn hài kịch vô cùng lố bịch. 

+ Sử dụng từ ngữ mang giọng mỉa mai, chế giễu.

+ Tác giả sử dụng triệt để các biện pháp so sánh, đối lập, nói ngược, chơi chữ….để đem lại tiếng cười cho người đọc. 

+ Đặc biệt, tác giả đã xây dựng tình huống truyện trào phúng, nhân vật trào phúng, sự việc trào phúng tạo sự hấp dẫn cho truyện ngắn. 

– Qua đoạn trích này Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945? 

+ Tác giả đã phê phán sự đồi bại về đạo đức, nhân cách con người trong xã hội nửa ta nửa tây của giới “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Những thành phần tự nhận mình là văn minh, âu hóa, Tây học nhưng thực chất chỉ là những người giả dối, tư cách thối nát, không có thiên lương. 

Câu 6 (Soạn Ôn tập phần Văn học): Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích “Vũ Như Tô”)?

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện rất rõ nét qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích “Vũ Như Tô”). Đó là hai mâu thuẫn kịch: 

+ Mâu thuẫn giữa bạo chúa, quan tham với nhân dân lao động. Chính vì vậy, Trịnh Duy Sản đã nổi dậy giết Lê Tương Dực và đốt Cửu Trùng Đài. Với mâu thuẫn này, tác giả đã đứng trên quan điểm đứng về phía nhân dân để giải quyết vấn đề. 

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và Vũ Như Tô – người đã bỏ bao nhiêu tâm huyết để xây dựng nên Cửu Trùng Đài. Việc Lê Tương Dực đốt Cửu Trùng Đài không giúp nhân dân thoát khỏi cảnh thống khổ và Vũ Như Tô cũng không tin mình là người gián tiếp gây nên cảnh lầm than khốn khổ của nhân dân. Qua việc giải quyết mâu thuẫn trên, Nguyễn Huy Tưởng muốn nhắn nhủ nghệ thuật chân chính phải hướng đến con người, làm con người sống tốt đẹp hơn. 

Câu 7: Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nguồn những ai chưa khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa)

Trả lời: 

“Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nguồn những ai chưa khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn phản ánh bản chất của nghệ thuật cũng như đòi hỏi giới văn nghệ sĩ phải luôn tìm tòi sáng tạo, phát hiện ra cái mới cho đứa con nghệ thuật của mình. 

Bằng chứng cho thấy, Nam Cao là người làm nghệ thuật chân chính khi nghiêm túc thực hiện những điều này, khi những tác phẩm của ông về người nông dân lao động và giới trí thức đều mang những nét riêng, không thể lẫn với bất kỳ ai. 

Cùng với Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 được khai thác triệt để. Song ở những tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh người nông dân hiện lên là con người có bản chất hiền lành, chất phác nhưng bị đè nén trở thành lưu manh, tha hóa. Từ đó, Nam Cao tố cáo xã hội mục ruỗng, thối nát đã đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng. 

Hoặc trong đề tài viết về những người trí thức, Nam Cao đi sâu vào khắc họa nội tâm nhân vật, từ đó làm bật nên những suy nghĩ sâu xa của nhân vật Hộ, ông giáo…..Họ là những người trí thức sống trong xã hội nửa tây nửa ta, nhìn thấy cảnh lầm than mà lực bất tòng tâm, không có cách nào tháo gỡ, giúp đỡ vực dậy những người khốn khó. 

Câu 8 (Soạn Ôn tập phần văn học): Phân tích khát vọng hạnh phúc của Romeo và Juliet trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận”.

Trả lời: 

Qua đoạn trích “Tình yêu và thù hận” tình yêu của Romeo và Juliet diễn ra trong hoàn cảnh éo le khi dòng họ có mối hận thù truyền kiếp. 

Romeo đã 3 lần và Juliet  năm lần đã nói lên sự hận thù của hai dòng họ. Tuy Juliet có những lúc yếu mềm, không thể vượt qua được sự thù hận của dòng họ, song Romeo luôn quyết liệt, vì tình yêu chàng sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để có thể đoàng hoàng yêu được Juliet. 

Khát vọng hạnh phúc trong tình yêu là khát vọng chân chính, ai ai cũng có quyền được hưởng điều ấy. Tuy nhiên, đối với Juliet và Romeo đó là thứ tình yêu đầy ngang trái. Cả hai đều ý thức được sự hận thù của dòng họ nhưng tình yêu mà hai người dành cho nhau là sự chân thành và không có một chút hận thù nào cả. 

Cả Romeo và Juliet đều muốn vượt qua mọi giới hạn, ranh giới, thù hận để đến với nhau trong hạnh phúc ngọt ngào. Song cuộc sống thật tréo ngoe, oan trái, để đến được với nhau trọn đời hai người lại lựa chọn cái chết.