Mẹ tôi là một trong những tác phẩm nổi bật trong SGK Ngữ Văn 7 tập 1. Với nội dung soạn Mẹ tôi dưới đây, các em sẽ dễ dàng nắm bắt được chủ đề xuyên suốt.

1. Chuẩn bị soạn Mẹ tôi

Tác giả

– Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn người Italia.Là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như:cuộc đời của các chiến binh (truyện ngắn, 1868); giữa trường và nhà (tập truyện ngắn, 1892)…

– Ông được biết đến với tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi: Những tấm lòng cao cả (1886).

Tác phẩm

– “Mẹ tôi” được rút từ tập truyện nổi tiếng “Những tấm lòng cao cả” sáng tác năm 1886.

Bố cục: 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến “xúc động vô cùng”: Lời bộc bạch của En-ri-cô khi nhận được thư của bố.

Phần 2: còn lại: Thái độ và lời khuyên nhủ của bố dành cho En-ri-cô.

Tóm tắt:

En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Biết chuyện, bố của En-ri-cô đã viết thư cho cậu. Bức thư của người bố vừa dịu dàng, vừa nghiêm khắc, vừa có những lời lẽ yêu thương vừa mang cả sự giận giữ. Trong bức thư, bố đã nhắc về những kỉ niệm ngày xưa, khi mẹ phải thức thâu đêm, hết mình lo lắng và chăm sóc con. Cuối cùng là lời yêu thương và hy vọng En-ri-cô xin lỗi mẹ, mong cậu không tái phạm lỗi lầm.

2. Đọc hiểu soạn Mẹ tôi

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 11-12 sgk ngữ văn 7 tập 1

Câu 1 soạn Mẹ tôi

Lý do tác giả lấy nhan đề “Mẹ tôi”?

Gợi ý:

  • Nội dung chủ yếu xuyên suốt của tác phẩm là: Người mẹ
  • Mục đích của bức thư: Bức thư được người bố viết cho con gái nhưng lại nói về tình cảm, những hy sinh của mẹ dành cho con. Qua đó, người bố muốn nhắc nhở con về thái độ vô lễ với mẹ.

Câu 2 soạn Mẹ tôi

Thái độ của người bố khi qua bức thư như thế nào? Dựa vào chi tiết nào mà em biết được điều đó? Lý do gì khiến ông có thái độ như vậy?

Gợi ý:

  • Thái độ: Buồn bã, tức giận và thất vọng
  • Điều này được thể hiện qua giọng văn, từ ngữ, hình ảnh (bố cảnh cáo, ngạc nhiên, khuyên nhủ…)
  • Lí do: Lúc cô giáo đến thăm, En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ khi nói với mẹ.

Câu 3

Những chi tiết, hình ảnh nào nói về người mẹ của En-ri-cô. Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Gợi ý:

Những chi tiết, hình ảnh về mẹ của En-ri-cô:

  • Mẹ thức suốt đêm, trông chừng con vì sợ sẽ mất con
  • Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
  • Có thể đi xin ăn để nuôi sống con, hy sinh mạng sống để cứu sống con

Mẹ của En-ri-cô là người mẹ thương con sâu sắc, dịu dàng và nhân hậu. Sẵn sàng hy sinh tất cả chỉ để con được sống, được hạnh phúc. Đó là một người mẹ giàu đức hi sinh.

Câu 4

Khi đọc thư của bố, điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng”? Hãy chọn một lý do em cho là đúng?

Gợi ý:

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố vì: Trong bức thư, bố đã gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô, tình thương của mẹ dành cho cô. Những kỉ niệm ấy được bố dùng những lời nói chân tình và sâu sắc, điều đó khiến En-ri-cô xúc động vô cùng và nhận ra lỗi sai của mình.

Câu 5

Theo em, tại sao người bố lại viết thư mà không nói trực tiếp với En-ri-cô?

Gợi ý:

Người bố chọn cách viết thư thay vì nói chuyện trực tiếp với En-ri-cô vì:

  • Viết thư giúp cả người đọc và người viết có khoảng thời gian suy ngẫm và cảm nhận.
  • Giữ thể diện cho người bị phê bình.
  • Thể hiện sự riêng tư và tôn trọng câu chuyện của hai bố con.

3. LUYỆN TẬP 

Câu 1 trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1:

Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó. 

Gợi ý:

Các em hãy chọn một đoạn văn thể hiện vai trò của người mẹ đối với con. Chẳng hạn đoạn: Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng….

Câu 2 trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1:

Kể lại sự việc em lỡ gây ra làm bố, mẹ buồn phiền.

Gợi ý:

  • Trước hết nhớ lại những sai lầm em vi phạm như: đi chơi không xin phép bố mẹ, trốn học đi chơi, đánh nhau, lười học, …Sau đó chọn một lỗi lầm em nhớ nhất rồi viết thành đoạn văn theo dàn ý sau:

Mở bài:

  • Thời gian xảy ra sự việc.
  • Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

  •  Lý do mà em phạm phải lỗi lầm ấy
  • Kể lại diễn biến của lần phạm lỗi đó
  • Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
  • Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

  • Bài học rút ra sau lỗi lầm mà bản thân mắc phải.

Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn văn bài Mẹ Tôi sgk Ngữ Văn 7 tập 1. Hy vọng với cách hướng dẫn trên sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh chóng và dễ dàng. Chúc các em học tốt!