Soạn Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trang 68 -69, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2

I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Câu 1 (Soạn Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học ở tiết trước, đọc kỹ phần ghi nhớ để nắm vững yêu cầu của từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Trả lời:

Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là:

+ Tìm hiểu đề và tìm ý

+ Lập dàn bài

– Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

– Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

– Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

+ Viết bài

+ Đọc lại bài viết và sửa chữa.

Câu 2 (Soạn Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Đọc lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ Văn 9, tập 1, bài 15)

Trả lời:

Học sinh tự đọc lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ Văn 9, tập 1, bài 15)

II – LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Câu 1 (Soạn Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Cho đề bài “Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Hãy lập dàn ý chi tiết.

Trả lời:

Lập dàn ý chi tiết

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Chiếc lược ngà”

– Khái quát cảm nhận của bản thân về truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.

“Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. Chiến tranh đã chia cắt tình cảm gia đình và để lại nhiều nỗi đau, vết thương lòng, trong đó có nhân vật bé Thu và anh Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Toàn bộ tác phẩm viết về tình cha con vô cùng xúc động để lại ấn tượng với bạn đọc”.

+ Thân bài:

– Hoàn cảnh sáng tác và ngôi kể:

“Tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được viết vào năm 1966 trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta, đang diễn ra rất cam go, khốc liệt. Câu chuyện là lời kể của bác Ba, bạn thân của anh Sáu – nhân vật chính trong truyện, đi kháng chiến lâu ngày được về thăm con. Và bác Ba là người thuật lại toàn bộ câu chuyện của gia đình anh Sáu – bé Thu”.

– Tác giả Nguyễn Quang Sáng đưa nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật thể hiện được tình cảm cha con.

“Câu chuyện xoay quanh anh Sáu được nghỉ phép về thăm nhà, nhưng bé Thu – con gái anh lại không nhận ba. Sau nhiều biến cố, chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho bé Thu trước khi hi sinh. Khi nhận ra được tình cảm của ba thì anh Sáu đã hy sinh”.

– Cảm nhận về tình yêu thương ba mãnh liệt của bé Thu:

“Bé Thu lần đầu gặp người đàn ông có vết thẹo dài trên mặt (do chiến tranh) và không nhận ba, không chịu nghe lời ông Sáu. Đến bữa ăn thì gọi trống không, anh Sáu gắp thức ăn cho bé Thu thì bé hất ra. Sau đó, chèo thuyền qua nhà bà ngoại được bà giải thích cặn kẽ bé mới hiểu ra và nhận anh Sáu là ba. Tiếp đó là chuỗi hành động của Thu dành cho anh Sáu. Cảm giác được ba ôm ấp sau bao nhiêu ngày xa cách là bé Thu sung sướng và hạnh phúc. Song đến lúc nhận ra được tình cảm cha con thì anh Sáu đã hết ngày phép. Ông Sáu vô cùng xúc động và khi về căn cứ đã làm một chiếc lược ngà để tặng cho con. Trước khi hy sinh trên chiến trường, anh đã trao lại kỹ vật này cho đồng đội để gửi lại cho bé Thu”.

+ Kết bài:

Tác phẩm “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn mang đậm tình cảm gia đình thiêng liêng, giúp cho người đọc có cách nhìn trọn vẹn hơn về hạnh phúc gia đình trong thời chiến. Đồng thời giúp người đọc biết trân quý tình cảm gia đình mà mình đang có.