Soạn luyện tập thơ lục bát
Soạn luyện tập thơ lục bát

Câu 1. (Soạn luyện tập) Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao? Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền những từ đó (về ý, về vần)

Trả lời:

  • Em ơi đi học đường xa

Cố cho học giỏi, ở nhà mẹ mong

  • Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp, càng bền mai sau

  • Ngoài vườn ríu rít tiếng chim

Bên hiên chị học, trốn tìm em chơi

Em lựa chọn những từ, câu trên là do khi thành thơ nó hợp với vần, hợp nghĩa, hợp luật bằng trắc trong thể thơ lục bát.

Câu 2. Cho biết câu lục bát trên sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật

– Vườn em cây quý đủ loài

Có cam, có quýt, có bòng, có na

– Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu

Trả lời:

Cả 2 câu thơ trên đều bị sai ở vần và nhịp, chưa có sự gieo vần trong câu thơ bát với câu thơ lục. Em đề xuất chỉnh sửa như sau:

– Vườn em cây quý đủ loài

Có cam, có quýt, có xoài, có na

Vần “oai” trong từ “loài” và từ “xoài” hợp vần với nhau

– Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan

Vần “anh” trong từ “hành” và từ “thành” được gieo vần với nhau

Câu 3. Có thể tổ chức lớp thành 2 đội, một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát. Đội nào không làm được là thua điểm. Đội thắng được quyền xướng câu lục. Thầy, cô giáo làm trong tài.

Trả lời:

Theo gợi ý của SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2, chúng ta có thể chia lớp thành các nhóm để thi với nhau. Nhóm sẽ ra câu lục, nhóm còn lại đối lại câu bát. Thầy, cô giáo sẽ làm trọng tài. Vừa giúp các em phân thắng bại vừa là người hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa câu thơ sao cho tròn nghĩa và có vần.

Câu 4. Muốn làm thơ lục bát hay, vượt qua trình độ “vè” thì câu thơ phải có hình ảnh và có hồn. Theo em đúng hay sai?

Trả lời:

Theo em, muốn làm thơ lục bát hay thì người làm thơ cần phải vượt qua trình độ “vè” thì câu thơ mới có hồn, có nghĩa.

Bên cạnh đó, người làm thơ cần phải nắm rõ luật Bằng – Trắc, cách gieo vần, hiệp vần. Khi hiểu về cách gieo vần đó sẽ giúp câu văn có ý nghĩa và đặc sắc hơn