Mục lục

Soạn Làng trang 162 -176, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

I – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Làng): Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Trả lời:

Truyện ngắn “Làng” của tác giả Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai.

Đó là tình Huống ông Hai – một người rất yêu và tự hào về làng Dầu, đang phải đi tản cư vì chiến tranh loạn lạc và ông nghe được tin làng Dầu theo giặc từ những người tản cư đi qua.

Câu 2 (Soạn Làng): Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

+ Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện là:

– Khi nghe được tin làng Dầu theo giặc: từ mấy người phụ nữ tản cư đi ngang qua, ông sững sờ rồi uất ức không thể nào tin được chuyện làng mình theo giặc. Ông cúi gằm mặt xuống đất, đau đớn tận tim gan, nguyền rửa bọn phản bội bán làng. Từ khi nghe thấy tin đó, ông xấu hổ không dám đi đâu. Dù yêu làng thật nhưng nếu làng theo giặc ông quyết đoạn tuyệt để đi theo kháng chiến.

– Khi nghe được tin cải chính làng Dầu không theo giặc: ông vô cùng sung sướng, cảm giác như được hồi sinh “cái mặt tươi vui rạng rỡ hẳn lên” không ủ rũ như mấy ngày vừa qua. Niềm tin của ông là đúng, người dân làng Dầu không bao giờ bán nước theo giặc, quyết một lòng một dạ theo kháng chiến, theo cụ Hồ.

+ Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc bởi ông Hai vô cùng tự hào và yêu làng Dầu – nơi chôn rau cắt rốn của mình. Và càng yêu, càng tự hào bao nhiêu thì ông càng cảm thấy đau đớn, xấu hổ bấy nhiêu.

+ Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: tuyệt giao với tất cả mọi người, đến vợ ông cũng gắt gỏng, ăn không ngon ngủ không yên vì trong lòng đang vô cùng bất ổn, ê chề vì nhục nhã.

Câu 3 (Soạn Làng): Em hãy đọc lại đọan ông Hai trò chuyện với đứa con út (Ông lão ôm thằng con út lên lòng…cũng vợi đi được đôi phần). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua cuộc trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai có quan hệ như thế nào?

Trả lời:

+ Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ là để giãi bày chính nỗi lòng đang chất chứa của mình và đứa con nhỏ chính là nỗi niềm an ủi duy nhất của ông lúc này.

+ Qua lời trò chuyện, em thấy ông Hai có tình yêu làng vô cùng sâu đậm, tình yêu đất nước, tấm lòng son sắt thủy chung với cụ Hồ, với kháng chiến.

+ Tình yêu làng quê và lòng yêu nước có quan hệ mật thiết với nhau. Tình yêu làng của ông Hai chính là tình yêu nước rộng lớn, lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mạng.

Câu 4 (Soạn Làng): Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

Trả lời:

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế, sinh động, chân thực.

+ Tình huống truyện hấp dẫn, thử thách nội tâm nhân vật

+ Ngôn ngữ nhân vật ông Hai sử dụng nhiều khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống; khắc họa được nội tâm nhân vật.

II – LUYỆN TẬP

Câu 1: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lý nhân vật.

Trả lời:

+ Đoạn văn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai:

“Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
– À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
– Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
– Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ…”

+ Phân tích: Đoạn trích trên là cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út để giãi bày nỗi lòng của mình. Dường như ở hoàn cảnh của ông Hai lúc này, chỉ có đứa con út là niềm an ủi duy nhất để ông có thể tâm sự. Đến đứa con út còn tin tưởng vào kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ thì chẳng có lẽ gì mà người dân làng Dầu của ông lại bán nước. Dù nghi ngờ, buồn bực đau khổ nhưng ông vẫn có một niềm tin mãnh liệt rằng làng Dầu không bán nước, làng Dầu không phải Việt gian. Ngoài ra, sự xuất hiện của đứa con út trong đoạn hội thoại cho thấy niềm tin vào kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi. Đoạn trích thể hiện được tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của ông Hai đối với làng Dầu nói riêng và kháng chiến, cụ Hồ, đất nước nói chung.

+ Nghệ thuật: Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại.

Câu 2: Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

Trả lời:

+ Bài thơ “Quê hương” của tác giả Giang Nam, “Quê hương” của tác giả Tế Hanh, “Tre Việt Nam” của tác giả Nguyễn Du đều viết về tình cảm quê hương đất nước.

+ Nét riêng biệt của truyện Làng đó là tình yêu làng được đặt trong tình yêu nước, yêu kháng chiến, yêu dân tộc, yêu cách mạng và một lòng đi theo cụ Hồ.