Soạn Làm thơ bảy chữ trang 164-167 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1

I. Chuẩn bị ở nhà

Câu 1: Khái niệm và phạm vi luyện tập

– Khái niệm: Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu

– Thơ bảy chữ gồm các loại như sau:

+ Thơ bảy chữ cổ thể

+ Thơ Đường luật tám câu bảy chữ

+ Thơ Đường luật bốn câu bảy chữ

+ Thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ

+ …

– Phạm vi luyện tập; Thơ bốn câu bảy chữ, giới hạn cách ngắt nhịp, gieo vần, đúng luật bằng trắc các câu.

Câu 2 – Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học (bài 15)

Trả lời:

Bài 15 Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

– Thơ thất ngôn bát cú: Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng. Số dòng số chữ ấy là bắt buộc, không được tùy ý thêm bớt.

– Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc.

– Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4

Câu 3 – Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. Về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên.

a)

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 

Bảy nổi ba chìm với nước non. 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

b)

Đi, bạn ơi, đi ! Sống đủ đầy. 

Sống trào sinh lực, bố men say 

Sống tung sóng gió thanh cao mới 

Ống mạnh, dù trong một phút giây.

(Tố Hữu, Đi)

c)

Bà tôi ở một túp lều tre, 

Có một hàng cau chạy trước hè. 

Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,

Xuân về hoa cải nở vàng hoe

(Anh Thơ, Tết quê bà)

Trả lời:

a)

– Cách ngắt nhịp các câu: 4/3

– Gieo vần: vần bằng “on” (tiếng cuối câu 1,2,4)

– Luật bằng trắc:

B B B T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B T T T B B

b)

– Cách ngắt nhịp của câu 1: 3/1/3; câu 2 và 3: 4/3; câu 4: 2/2/3

– Gieo vần: vần bằng “ây” – “ay” (tiếng cuối câu 1,2,4)

– Luật bằng trắc:

B T B B T T B

T B B T T B B

T B T T B B T

T T B B T T B

c)

– Cách ngắt nhịp của các câu: 4/3

– Gieo vần: vần bằng “e” – “oe” (tiếng cuối câu 1,2,4)

– Luật bằng trắc:

B B T T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B B T T B B

Câu 4 – Sưu tầm bài thơ 7 chữ:

Trả lời:

a) Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

b) Về trường xưa

Trường cũ ta về mây trắng bay

Nhớ em, ngõ trúc lá rơi đầy

Áo trắng không còn trong sương trắng

Trắng chiều thu lạnh, trắng heo may.

Lớp học nhìn ra những cánh đồng

Những mùa xanh mướt lúa đơm bông

Tìm đâu bụi phấn ngày xưa ấy

Một thuở chia xa thắm phượng hồng?

Vẫn bóng thầy xưa dưới mái trường

Vẫn lời trầm ấm lắm yêu thương

Vẫn lời thơ nở trên trang sách

Những nụ hoa đời, gió ngát hương.

Tóc cô giờ bạc màu sương xám

Lãng đãng mây chiều vạt nắng rơi

Một lần thổn thức ta thầm gọi

Gió vọng sân trường tiếng: Mẹ ơi!…

Câu 4 – Tập làm một bài thơ bốn câu bảy chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không được chép bài có sẵn của người khác.

Trả lời:

Sớm mùa hè, gió thổi nhè nhẹ

Trời trong xanh tâm hồn vui vẻ

Nắng ghé sân, hân hoan ngày mới

Cùng nhau tận hưởng mùa hè nhé

II. Hoạt động trên lớp

Câu 1 – Nhận diện luật thơ

a) Hãy đọc, ngắt nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài sau:

Chiều

Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về

Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe

Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót

Vòm trời trong vắt ánh pha lê

Trả lời:

– Nhịp của đoạn thơ trên: 4/3

– Các tiếng cuối câu 1,2,4 gieo vần ê, e

– Quan hệ bằng trắc của hai câu kề nhau:

+ Câu 1 và câu 2 đối nhau

+ Câu 2 và câu 3 niêm với nhau

+ Câu 3 và câu 4 đối nhau

b) Bài thơ sau của Đoàn Văn cừ bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và tìm cách sửa lại cho đúng

Tối

Trong túp lều tranh cánh liếp che

Ngọn đèn mờ, tỏa sáng xanh xanh,

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,

Như tiếng thời gian đếm quãng khuya.

Trả lời:

– Bài thơ bị chép sai ở hai chỗ của câu thứ hai.

+ Sau từ “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy. Đặt dấu phẩy ở đây khiến cho câu thơ bị nhịp đọc bị sai (Nhịp 4/3 chứ không phải 3/4)

+ Chép sai từ “xanh”, vần “anh” trong từ xanh không hợp với với vần “e” trong tiếng “che”

=> Từ đúng là “xanh lè”

– Sửa lại: Bỏ dấu phẩy, thay từ xanh bằng từ lè

Tối

Trong túp lều tranh cánh liếp che

Ngọn đèn mờ tỏa sáng xanh lè,

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,

Như tiếng thời gian đếm quãng khuya.

Câu 2 – Tập làm thơ

a) Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng

….

Trả lời:

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng

Chờ mùa thu đến đón hội rằm

Vui vẻ rong chơi cùng chị Hằng

b) Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý mình

Vui sao ngày đã chuyển sang hè

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

Trả lời:

Vui sao ngày đã chuyển sang hè

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

Thoáng thấy bóng ai đi qua gió

Má hồng e ấp giữa mùa hè

Tham khảo thêm bài soạn Ngữ văn lớp 7, tại đây:

Từ láy trang 41-43

Đại từ trang 54-57