>> Xem thêm: Soạn Cô bé bán diêm (Trang 67) – Ngữ văn tập 1 – Kết nối tri thức

TRƯỚC KHI ĐỌC

Soạn Gió lạnh đầu mùa

1. (Soạn Gió lạnh đầu mùa) Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã từng dành cho ai đó hoặc từng được đón nhận

Trả lời:

Em đã từng giúp đỡ và chia sẻ cho một người bạn bị té xe và gãy chân. Bạn không thể đến trường được nên em đã thường xuyên qua nhà để hỗ trợ bạn việc học tập ở trường. Em cho bạn mượn vở chép ở lớp và giảng lại bài giảng để bạn nắm được các bài học. Em cùng bạn làm bài tập để củng cố thêm kiến thức. Ngoài ra, em cũng giúp bạn một số công việc nhà khi bố mẹ bạn đi vắng như quét nhà, cắm cơm.

2. Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể về câu chuyện gì?

Trả lời

Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn viết về câu chuyện liên quan đến những cơn gió lạnh đầu tiên của mùa đông. Đó có thể viết về con người, về thiên nhiên.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. (Soạn Gió lạnh đầu mùa) Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Đó là tác giả.

2. Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn và các bạn nhỏ

Trả lời:

Một số chi tiết, hình ảnh là:

– Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

– Chị Lan dơ tay vẫy một con bé nãy vẫn đứng dựa vào cột

– Chị Lan hỏi sao áo Hiên rách thế, áo lạnh đâu sao không mặc

– Sơn chợt nhận ra mẹ cái Hiên rất nghèo sẽ không có tiền mua áo cho nó

– Sơn bỗng nảy ra ý cho Hiên chiếc áo bông cũ

– Chị Lan hăm hở chạy về lấy áo. Sơn đứng lặng yên, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui

3. Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩa của Sơn khi nghe mẹ và Vú già trò chuyện về chiếc áo bông của của em Duyên; khi sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được gì về nhân vật này?

Trả lời:

Những câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và Vú già trò chuyện về chiếc áo bông của em Duyên và khi nhớ ra cuộc sống của mẹ con Hiên

+ Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá

+ Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng cái Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà.

– Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận Sơn là một người có tấm lòng rất nhân hậu, biết yêu thương và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

4. (Soạn Gió lạnh đầu mùa ) Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu gì về ý nghĩa của sự chia sẻ?

Trả lời:

Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, sơn tự nhiên cảm thấy vui vui ấm áp.

Cảm xúc ấy khiến cho em hiểu rằng, khi chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình chính là làm một việc tốt có ý nghĩa, trong lòng sẽ cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc.

5. Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao?

Trả lời:

Hành động đi tìm Hiên đòi lại chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiện cảm với Sơn. Bởi vì đó là hành động bộc phát, sợ hãi của một đứa trẻ còn đang được cha mẹ bao bọc. Khi giúp đỡ Hiên là cho Hiên áo bông cũ cũng xuất phát từ tình cảm chân thành của một đứa trẻ, một tấm lòng nhân hậu không tính toán. Nhưng do ngoại cảnh vì vẫn là đứa trẻ, tâm hồn non nớt, chưa thể suy nghĩ sâu xa được. Sơn vẫn sợ bị mẹ đánh mắng khi phát hiện cho áo bông cũ.

6. (Soạn Gió lạnh đầu mùa) Hãy nhận xét cách ứng xử của mẹ Hiên và Sơn trong đoạn kết của truyện?

Trả lời

Trong đoạn kết của truyện, em nhận thấy cách ứng xử của hai người mẹ rất nhân văn. Đó là cách ứng xử nhẹ nhàng, tình cảm, tình người.

– Mẹ Hiên, một người phụ nữ tần tảo nuôi con, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cũng rất cương nghị, hiên ngang, giữ được nét truyền thống “đói cho sạch, rách cho thơm”, rất hiểu đạo lý.

– Mẹ Sơn, một người phụ nữ tài giỏi hơn nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, giàu tình thương, không coi thường người yếu thế hơn mình, ứng xử nhân đạo khi giúp đỡ mẹ Hiên.

7. Đọc lại một số đoạn văn, tác giả miêu tả những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không? Vì sao?

Trả lời:

Một số đoạn văn miêu tả sự thay đổi đất trời như:

– Nhìn ra ngoài, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

– Trời không u ám, toàn một màu trắng đục

– Những cây lan trong chậu lá rung động và hình như sắt lại vì rét

> Khi đọc những câu thơ miêu tả thiên nhiên này em rất thích bởi vì tác giả tả rất chân thực, cảm giác như cái lạnh đang dần về, thấm vào từng da thịt, vào từng chiếc lá. Đoạn văn tuy ngắn nhưng nó thể hiện rõ những cơn gió chớm lạnh đầu mùa, nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng cũng se sắt vô cùng.

8. Em hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm và bé Hiên?

Trả lời:

*Giống nhau

– Cả hai cùng có hoàn cảnh vô cùng khó khăn như nhau

– Cả hai ăn mặc đều rách rưới giống nhau

* Khác nhau

Cô bé bán diêm:

– Cô bé bán diêm phải đi bán diêm kiếm sống

– Cha cô bé bán diêm thường xuyên đánh đập cô. Cô không được sống trong một gia đình hạnh phúc

– Cái kết buồn cho cô bé khi chết cóng ở xó tường vào ngày đầu năm mới

Hiên

Hiên có một người mẹ tuyệt vời vẫn chăm lo cho cô chu đáo, yêu thương em

– Em vẫn được sống trong tình thương của mẹ

– Cái kết có hậu khi mùa đông năm nay em sẽ có áo mới để mặc

VIẾT KẾT NỐI BẠN ĐỌC

Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết miêu tả trẻ em mà em thấy thú vị.

Trả lời:

Trong bài văn Gió lạnh đầu mùa, em ấn tượng nhất với đoạn miêu tả những đứa trẻ xóm nghèo khi gắn giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Đây là chi tiết đắt giá, chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đã lột tả được sự khắc khổ, nghèo đói của lũ trẻ nơi đây. “Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Một cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau”.

Chỉ một đoan văn ngắn tác giả đã lột tả được tất cả hoàn cảnh chung của những đứa trẻ nơi đây. Chỉ cần một cơn gió khiến chúng phải co ro chúng ta có thể hiểu rằng, những đứa trẻ ăn mặc phong phanh thế nào. Cơn gió lạnh đầu mùa đã đến, vậy mà lũ trẻ vẫn không được mặc ấm. Có lẽ, hoàn cảnh chúng vô cùng khó khăn. Đọc đến đó, em thấy rất cảm động và thương cho thân phận những đứa trẻ. Lẽ ra, chúng xứng đáng được sống hạnh phúc no ấm, mùa đông có áo ấm, mùa hè có áo mát.

Tác giả không cần miêu tả nhiều, chỉ “môi chúng tím lại…. chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau” đủ để độc giả hiểu hơn về cái lạnh tê tái thế nào? Đoạn văn đã ghi ấn tượng sâu đậm trong em. Nó cũng cho thấy được giá trị nhân đạo của tác phẩm, tấm lòng của tác giả trước những hoàn cảnh của nhân vật.