Soạn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự trang 176 -179

I – TÌM HIỂU VỀ YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 1(Soạn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự): Đọc đoạn trích sau, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại.

b) Câu “- Hà nắng gớm…” ông Hai nói với ai? Đây có phải câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.

c) Những câu ” Chúng nó… bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?

d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai như thế nào?

Trả lời:

a) Trong ba câu đầu đoạn trích là cuộc nói chuyện giữa hai người phụ nữ tản cư với nhau.

+ Tham gia câu chuyện có ít nhất hai người.

+ Dấu hiệu cho biết đây là cuộc trao đổi qua lại vì có hai lượt lời qua lại, nội dung đối đáp với nhau được thể hiện dưới hình thức gạch đầu dòng.

b) Câu “Hà nắng gớm…” là lời ông Hai tự nói với mình.

+ Đây không phải câu đối thoại.

+ Vì nội dung ông nói không hướng đến người nói chuyện cụ thể nào và sau câu ông nói cũng không có lời đáp lại. Đây là lời độc thoại.

+ Trong đoạn trích còn có câu độc thoại như trên, đó là “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”

c) Những câu: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” là lời ông Hai tự nói với mình.

+ Trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở (a) và (b) vì đây là những câu nói độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai.

d) Hình thức diễn đạt đối thoại có tác dụng tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật vào những năm khó khăn, chạy giặc của những người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những câu nói ấy tạo tình huống độc thoại và độc thoại nội tâm để tác giả thể hiện được nội tâm nhân vật chính sinh động hơn.

II – LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây:

Trả lời:

Hình thức đối thoại trên là của vợ chồng ông Hai khi bà Hai nghe tin làng mình làm Việt gian. Tuy nhiên đây là cuộc đối thoại không bình thường giữa hai vợ chồng vì bà Hai nói 3 lần thì ông Hai chỉ đáp lại 2 lần bằng câu ngắn, cụt, giọng điệu gắt gỏng. Cuộc đối thoại này có tác dụng làm nổi bật lên tâm trạng buồn bã, thất vọng, đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

Câu 2: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Trả lời:

Đi học về, tôi buồn chẳng muốn ăn uống gì, nằm vật ra giường. Mẹ gọi:

– Dương ơi xuống ăn cơm?

– Con mệt nên không muốn ăn. Bố mẹ ăn cơm trước đi ạ!

Tôi nằm trên giường rồi nức nở lên, không biết con Xu của mình bây giờ như thế nào. Sáng dậy đã không thấy Xu đâu. Xu tệ thật đấy, đi đâu mà bây giờ còn chưa về. Hay Xu bị bắt cóc, bị người ta làm thịt…Càng nghĩ tôi càng khóc rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Chiều ngủ dậy, thấy con Xu trong nhà, tôi hét toáng lên:

– Xu đây rồi.

Tôi âu yếm vuốt ve con Xu và không trách mắng Xu nữa. May quá Xu đã về, không bị rơi vào tay kẻ ác.