Phần 1 tìm hiểu bố cục qua soạn Cổng trưởng mở ra

Văn bản soạn Cổng trường mở ra gồm 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến “ngày đầu năm học”: Nội dung phần này là nói về tâm trạng của mẹ và con trong ngày và tối trước hôm khai giảng.

Phần 2: Từ “Thực sự mẹ không lo lắng” cho đến hết: là nội dung những kỷ niệm, ấn tượng tuổi thơ và sự liên tưởng của người mẹ.

soan cong truong mo ra

Phần 2 chi tiết soạn Cổng trường mở ra từ văn bản

Câu 1: Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn? (Trả lời câu hỏi: tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Gợi ý trả lời: Nội dung văn bản Cổng trường mở ra viết về tâm trạng của nhân vật mẹ và con trước ngày tựu trường của con. Tối hôm đó, người mẹ đã hồi hộp, háo hức đến mức không ngủ được. Lúc người con đã ngủ say, thì người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con. Đặc biệt, người mẹ nhớ về cả kỷ niệm của bản thân trong ngày khai truờng đầu tiên. Đồng thời người mẹ nghĩ tới tương lai của người con. Và người mẹ cũng liên tưởng tới ngàu khai giảng ở Nhật Bản. Nơi mà luôn xem ngày tự trường của con là một ngày hội thực sự bởi họ rất quan tâm tới trẻ em, tới thế hệ tương lai của đất nước.

Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Gợi ý trả lời:

Soạn Cổng trường mở ra, chúng ta có thể thấy, đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của hai mẹ không giống nhau. Cụ thể là, người con thì háo hức, tự sắp xếp đồ chơi gọn gàng, không giống với việc để bừa bộn như mọi ngày. Rồi lúc tối lên giường đi ngủ, mẹ chỉ cần dỗ một lát là đã ngủ say. Điều này biểu hiện ở những chi tiết trong bài như: “Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi xa, con lại hức hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ”; “Nhưng hôm nay tất cả những việc đó con đã giúp mẹ làm từ chiều. Mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”. Nghe vậy con hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi”;

Trong khi đó, người mẹ thì trằn trọc mãi không ngủ được. Người mẹ nhớ về ngày tựu trường của bản thân xưa kia. Đồng thời, người mẹ ấy cũng lo lắng và mường tượng về tương lai của người con: “Mẹ lên giường và trằn trọc”. ”Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”; “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.

Câu 3: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

Gợi ý trả lời: Sở dĩ người mẹ không ngủ được vì bà trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con khi bước vào lớp Một; Người mẹ vừa bồi hồi về kỷ niệm khai trường xưa kia của bản thân; Đồng thời người mẹ không ngủ được vì suy nghĩ tới ý nghĩa của ngày khai giảng về tương lai của thế hệ các con. Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đó là: Người mẹ khi lên giường “nhắm mắt lại thì bên tai vang lên tiếng bài đọc trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”; “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường, đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh công như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”;

Câu 4: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

– Trong văn bản Cổng trường mở ra, nếu xét về mặt hình thức thì dường như người mẹ đang trò chuyện với con. Nhưng thực ra, người con đang ngủ nên thực tế, người mẹ đang nhìn đứa con ngủ và tâm sự. Vì thế, đây có thể là lời tự nhỉ, nói với chính mình của người mẹ. Điều đó, chứng tỏ tình yêu thương, trân trọng của người mẹ dành cho con. Sau khi con đã vào giấc ngủ yên bình, người mẹ mới giải tỏa những phiền muộn của lòng mình.

– Có thể nói, cách viết này giúp tác giả làm nổi bật tâm trạng của người mẹ. Đồng thời, khắc họa tâm tư, tình cảm và những điều khó nói tận sâu trong tâm hồn mà không thể giải bày trực tiếp.

Câu 5: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Gợi ý trả lời: Câu văn trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ đó là:  “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Qua câu văn này, người đọc có thể nhận thấy tầm quan trọng trong giáo dục của nhà trường. Đó là giáo dục không phải là ngành nghề kinh doanh mà nó là công việc đặc thù về đào tạo con người. Giáo dục thành công cần phải đi đúng hướng, cần tâm huyết và trái tim yêu trẻ để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ con người.

Câu 6: Người mẹ nói: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Gợi ý trả lời:

soan cong truong mo ra

Đã bảy năm bước qua cánh công trường, bây giờ em đã hiểu “thế giới kì diệu” đó là thế giới của kiến thức mà các thầy cô đã truyền đạt, giúp học sinh khám phá những kho tri thức kinh điển, mới mẻ của nhân loại và chính bản thân mình.

Thế giới kì diệu đó là thế giới của tình bạn, tình thầy trò trong sáng, thiêng liêng.

Thế giới kì diệu đó chính là môi trường nhà trường, đã dìu dắt, nâng đỡ các học sinh về tư tưởng đạo lí, về tri thức, là mái nhà thứ hai của mọi thế hệ học trò. Là nơi chắp cánh những ước mơ của học sinh bay cao, bay xa.