Soạn Chơi chữ trang 163-166, sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1

I – THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ?

Đọc bài ca dao sau đây và trả lời câu hỏi:

“Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”

Câu 1 (Soạn Chơi chữ trang 163-166): Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao này?

Trả lời:

  • Từ “lợi” trong câu “Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?” có nghĩa là lợi ích, thuận lợi.
  • Từ “lợi” trong câu “Lợi thì có lợi nhưng răng không còn” ý nói về bộ phận lợi bao quanh chân răng của con người.

Câu 2 (Soạn Chơi chữ trang 163-166): Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao là dựa trên hiện tượng gì của từ ngữ.

Trả lời:

Việc sử dụng từ “lợi” trong câu “Lợi thì có lợi nhưng răng không còn” là dựa trên hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

Câu 3: Việc sử dụng từ “lợi” như trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc sử dụng từ “lợi” đồng âm khác nghĩa ở câu ca dao “Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn” có tác dụng tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm cho người nghe và cho thấy ông thầy bói rất vui tính với câu trả lời đầy thú vị.

II – CÁC LỐI CHƠI CHỮ 

Ngoài lối chơi chữ như đã dẫn ở mục I, còn những lối chơi chữ khác. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu dưới đây.

Trả lời:

Lối chơi chữ trong các câu đó là:

a, Dùng lối nói trại âm (gần âm): “Ranh tướng” với “danh tướng” để chơi chữ.

  • Danh tướng: là vị tướng giỏi được lưu danh thiên hạ, nhiều người biết đến.
  • Ranh tướng: nói kẻ ranh mãnh, khôn lỏi với ý giễu cợt, chê bai, mỉa mai.

b, Dùng cách điệp âm: Hai câu thơ “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa/ Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ” điệp âm “m” đến 14 lần để diễn đạt không gian mịt mùng đầy mưa.

c, Dùng lối nói lái: “cá đối” nói lái thành “cối đá”, “mèo cái” nói lái thành “mái kèo” nhằm diễn tả sự hẩm hiu của duyên phận để em phải cô quạnh.

d, Dùng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa:

  • “Sầu riêng” (danh từ) là một loại hoa quả nổi tiếng của vùng Nam Bộ, được rất nhiều người yêu thích.
  • “Sầu riêng” (tính từ) để chỉ sự muộn phiền riêng tư của con người.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Chơi chữ trang 163-166) : Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ.

Trả lời:

  • Các từ ngữ tác giả dùng để chơi chữ đó là sử dụng các từ gần nghĩa như: “liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang” đều có nghĩa chỉ các loại rắn.
  • Ngoài ra, tác giả còn sử dụng cách chơi chữ đồng âm: “liu điu” và “rắn” đều là danh từ chỉ loại rắn. Tuy nhiên, “liu điu” tính từ có nghĩa là nhẹ, chậm yếu; “rắn” tính từ chỉ tính chất cứng, cứng đầu, khó tiếp thu.

Câu 2 (Soạn Chơi chữ trang 163-166) : Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi với nhau? Cách nói này có phải chơi chữ không?

  • Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
  • Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Trả lời:

  • Câu 1: “Thịt, mỡ, dò, nem, chả” là các từ có sự vật gần gũi với nhau.
  • Câu 2: “Nứa, tre, trúc, hóp” là các từ có quan hệ gần gũi với nhau.

Cách nói ở 2 câu trên cũng là một cách chơi chữ.

Câu 3 (Soạn Chơi chữ trang 163-166): Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo (Hoa học trò, Thiếu niên tiền phong, Văn nghệ….)

Trả lời:

Một số cách chơi chữ trong sách báo đó là:

  • Sử dụng cách nói lái: “Có cá đâu mà anh ngồi câu đó – Biết có không mà công khó anh ơi?” (có đâu – câu đó, có không – công khó)
  • Sử dụng từ đồng âm, gần âm: “Con ngựa đá con ngựa đá” (Con ngựa thật lấy chân đá con ngựa được làm bằng đá).
  • Sử dụng từ đồng nghĩa “Chị Xuân đi chợ mùa hè – Mua cá thu về chợ hãy còn đông” (Cùng trường 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông).

Câu 4 (Soạn Chơi chữ trang 163-166):

Trả lời:

Trong bài thơ này bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ đồng âm “cam”. Đó là sử dụng thành ngữ “Khổ tận cam lai” ý nói phải chăng đã hết khổ sở đến lúc sung sướng.