Soạn Cách lập ý của bài văn biểu cảm- những cách lập dàn ý

Khi soạn Cách lập ý của bài văn biểu cảm, các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về 4 cách lập dàn ý. Một là người viết liên hệ hiện tại và tương lai; Hai là hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại; Ba là tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và mong muốn; Bốn là quan sát suy ngẫm.

Cách 1: Liên hệ hiện tại và tương lai

Câu 1: Đọc văn bản trích đoạn “Thép mới, Cây tre Việt Nam). Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng biện pháp nào?

Gợi ý trả lời:

  • Qua văn bản, các bạn có thể thấy tác giả đã liên tưởng tới tương lai công nghiệp hóa và đã khơi gợi cảm xúc về cây tre. Đó chính là gắn bó sâu sắc và khẳng định sự mật thiết cây tre với đời sống của con người Việt Nam. Đó là dù sau này có thể sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa nhưng trên đường con người bước đi vẫn luôn có tre xanh cho bóng mát. Bởi tre luôn có tính thủy chung, can đảm, ngay thẳng, những đức tính của người hiền và là tượng trưng cho sự cao quý của dân tộc Việt Nam. Bởi từ ngàn đời nay, tre không chỉ giúp ích trong lao động, sản xuất mà góp phần trong chiến đấu, chiến thắng của đất nước. Và tre chính là vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam.

– Qua văn bản, có thể thấy, tác giả đã biểu cảm trực tiếp xúc cảm với cây tre thông qua việc phân tích công dụng, vẻ đẹp riêng của cây tre. Tác giả đã ca ngợi những nét độc đáo của cây tre bằng những lời văn tha thiết, và cảm thán.

Cách 2: Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại

Câu hỏi:Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?

Gợi ý trả lời:

– Qua văn bản trích đoạn trong tác phẩm Người ham chơi của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả đã nói rằng con gà đất đó là món đồ chơi tác giả say mê nhất. Đến tận bây giờ, khi đã lớn tuổi tác giả vẫn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nớ lại buổi sáng sứm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần đan lúc hạ giọng, giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. Có thể thấy, tác giả nghĩ về con gà đất ấy như một món đồ chơi vô cùng ấn tượng đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Và đó là kỷ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

– Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc nhớ nhung, yêu mến của tác giả dành cho món đồ chơi con gà đất. Nó kết nối thành công sự vận động trong suy nghĩ và nhận thức của tác giả ở hiện tại với quá khứ. Đồng thời giúp độc giả cảm nhận rõ hơn tình cảm chân thành trân trọng của tác giả với món đồ chơi dân gian độc đáo.

Cách 3: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong muốn

Câu hỏi a:Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?

Câu hỏi b: Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?

Gợi ý trả lời:

a- Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo cụ thể đó là dù sau này có đã lớn lên vẫn mãi sẽ luôn nhớ đến cô. Người viết sẽ vẫn tìm gặp cô giữa những thế hệ học trò khác. Rồi khi đi qua trường, nghe tiếng giảng bài của ai đó, người viết vẫn sẽ nghĩ ngay tới tiếng nói của cô. Nhớ lại những kỷ niệm trong những năm tháng học cô, thấy cả những lần cô mệt mỏi, hay khi cô thất vọng vì ai đó chưa làm đúng, cả sự lo lắng hay niềm vui của cô… Việc tưởng tượng ra tình huống như vậy không chỉ giúp người viết bộc lộ hết tình cảm chân thành dành cho cô mà còn nêu ra những khao khát, mong muốn của tác giả.

b- Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện được cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn tình yêu đất nước.

Việc sử dụng cách tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và mong ước, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông điệp của nội dung tác phẩm. Đồng thời giúp văn bản trở nên hấp dẫn, thú vị hơn.

Cách 4: Quan sát suy ngẫm

Qua văn bản trên, các bạn thấy được sự quan sát có tác dụng gợi lại cụ thể, chi tiết và chân thực bóng dáng, khuôn mặt người U trong tâm trí của tác giả. Từ đó, văn bản đã thể hiện lòng thương cảm, niềm thương xót và sự hối hận khôn nguôi của tác giả vì đã vô tình thờ ơ với U của mình.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập dàn ý cho một số đề:

Gợi ý trả lời:

Có khá nhiều đề tài, các bạn có thể lựa chọn. Một là cảm xúc về vườn nhà; hai là cảm xúc về con vật nuôi; ba là cảm xúc về người thân; ba là cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

Dưới đây là cách lập ý cho đề Cảm nghĩ về mái trường thân yêu. Các bạn có thể tham khảo và vận dụng vào bài soạn của mình nhé!

Câu 2: Gợi ý về cách lập ý cho đề

Dàn ý cho bài văn biểu cảm viết về mái trườn/g Marie Curie thân yêu.

Mở bài:

  • Giới thiệu về mái trường Marie Curie đã gắn bó với bạn trong suốt những năm học qua.

Ví dụ như:

– Trường học tôi tên là Marie Curie.

– Tôi theo học trường từ hồi Tiểu học, tính đến nay đã 7 năm. Trải qua từng ấy thời gian nên tôi rất yêu mến mái trường này.

Thân bài

– Miêu tả khung cảnh, cơ sở vật chật của ngôi trường đó:

+ Trường có mấy tầng, được xây dựng theo lối kiến trúc nào, được chia thành bao nhiêu khu…

+  Các hành lang, lớp học, các khu đa chức năng, sân chơi, canteen, nhà vệ sinh… như thế nào?

– Giới thiệu về lịch sử phát triển hình thành của mái trường. Ví dụ như nó được hình thành từ năm 1992, trải qua 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành. Là một trong những trường Tư thục đầu tiên ở Hà Nội, có truyền thống chất lượng giáo dục bậc nhất ở Hà Nội…

– Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, thương hiệu của trường gắn liền với người thầy Hiệu trưởng tận tụy, có tâm và có tầm. Cùng với đó là các thế hệ học sinh thành công; các thầy cô rất tâm huyết…

– Mái trường đã gắn bó với bạn như thế nào? Những kỷ niệm, ấn tượng đáng nhớ nhất giữa bạn với mái trường?. Ví dụ như bạn đã gắn bó với mái trường đã 7 năm, bạn thích mê những hoạt động ngoại khóa của trường như các giải bóng, hội diễn văn nghệ, các lễ hội…

– Sau đó là bạn dành đoạn văn để nói lên tình cảm của mình dành cho mái trường thân yêu. Ví dụ như, bạn xem mái trường thân yêu như ngôi nhà thứ hai, trong đó thầy cô là những người cha người mẹ, còn các bạn là người anh chị em thân thiết.

Kết bài

  • Trong phần kết bài, các bạn hãy nêu cảm nghĩ của bản thân với mái trường thân yêu. Ví dụ như: Mái trường Marie Curie luôn nơi lưu giữ những ký ức ngọt ngào tuổi học trò. Dù sau này, có đi đâu về đâu thì tôi vẫn luôn nhớ mãi về nơi đây, nơi đã chắp cánh ước mơ và giúp tôi có thêm nhiều tri thức và kỷ niệm đáng nhớ.