Mục lục

Dưới đây là bài soạn Bến quê chi tiết, giúp các em chuẩn bị bài ở nhà tốt nhất.

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN BẾN QUÊ

Giới thiệu qua tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

– Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh hải (nay là Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

– Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội và theo học ở trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.

– Từ 1952 – 1958, ông công tác và chiến đầu tại Sư đoàn 320.

– Năm 1963, Nguyễn Minh Châu về Phòng Văn nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.

– Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông (tiểu thuyết), Dâu chân người lính (tiểu thuyết), Bến quê (tập truyện ngắn), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn). Nguyễn Minh Châu cũng có một số tác phẩm thiếu nhi như: Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết), Đảo đá kỳ lạ.

ben-que1

2. Tác phẩm Bến quê

a) Hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn Bến quê được in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.

b) Bố cục

Truyện ngắn Bến quê gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “trước cửa sổ nhà mình”: Thể hiện tình cảnh của nhân vật Nhĩ qua cuộc trò chuyện của Nhĩ và Liên.

Phần 2: Tiếp theo đến “lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ”: Nói về hành trình sang bên kia sông của Tuấn.

Phần 3: Còn lại: Kể về chuyến ghé thăm Nhĩ của cụ giáo Khuyến

c) Nội dung

Truyện ngắn “Bến quê” thức tỉnh mỗi người rằng phải trân trọng cuộc sống gia đình, những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

d) Nghệ thuật

Truyện ngắn thành công với nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo diễn biến tâm lí nhân vật.

Trả lời câu hỏi đọc – hiểu trong SGK Ngữ văn 9, tập 2

Câu 1: Nhân vật Nhĩ trong truyện ở hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

– Nhân vật Nhĩ trong Bến ở vào hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo: Thời trẻ Nhĩ đi nhiều, khắp mọi nơi trên Trái Đất. Khi bệnh tật khiến bị liệt toàn thân, sự sống cạn kiệt, anh không thể tự mình di chuyển. Lúc này, trên giường bệnh anh nhìn ra bãi bồi màu mỡ bên kia sông, anh nhận ra vẻ đẹp thân thuộc, bình dị mà quyến rũ nơi bến quê.

– Ngụ ý xây dựng tình huống: Thông qua tình huống của Nhĩ, Nguyễn Minh Châu thể hiện quy luật của đời sống cùng những chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời. Cuộc sống vốn chứa đầy những nghịch lí, ngẫu nhiên, bất thường, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết, tính toán của con người.

Câu 2: Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

– Những điều Nhĩ đã nhìn thấy: “Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn… Trong con mắt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kì lạ. Hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay yêu thương đã trở thành “nơi nương tựa là gia đình” trong những ngày này”

– Khao khát của Nhĩ: được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông

– Nhĩ có niềm khao khát ấy vì bấy lâu dù đã đi cùng trời cuối đất, nhưng lại chưa một lần đặt chân đến bãi bồi quen thuộc ở quê nhá.

– Ý nghĩa: Khao khát ấy của Nhĩ thể hiện sự thức tỉnh về những điều tưởng chừng như gần gũi mà con người thường lãng quên.

Câu 3: Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo? Phân tích sự miêu tả tâm lí nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

– Ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo được thể hiện:

+ Miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả tâm lí của Nhĩ qua những cử chỉ ngại ngùng “không dám nhìn vào mặt con”, đến những câu hỏi Liên vì sợ rằng mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Khi nói với con trai những yêu cầu có vẻ kì quặc, Nhĩ rất ngượng ngịu. Nhĩ lo sự con trai mãi chơi mà không kịp chuyến đò. Rồi tưởng tượng mình là đứa con trai đang ở trên chuyến đò đó. Nghĩ dồn hết chút sức lực cuối cùng để nhô mình ra ngoài cửa sổ, khoát khoát ra hiệu với con trai.

– Sự tinh tế: Sự tinh tế thể hiện ở những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời rất cụ thể và sâu sắc. Bên cạnh đó, qua con mắt của Nhĩ, thiên nhiên bến quê hiện ra thật đẹp với hình ảnh chùm bằng lăng tím, con sông Hồng màu đỏ nhạt…

– Tinh thần nhân đạo: Tác giả đã đặt nhân vật vào cảnh hiểm nghèo để làm bật lên khát vọng sống của nhân vật; và với hoàn cảnh những ngày cuối đời của Nhữ như vậy, Nhĩ vẫn luôn có gia đình là nơi nương tựa.

Câu 4: Ở đoạn kết, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩ của các chi tiết ấy.

– Hành động khác thường của Nhĩ: Nhĩ khoát khoát tay với cậu con trai: Anh sốt ruột vì sợ con trai lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày, nên nôn nóng thúc giục. “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra… giơ tay khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.”

– Ý nghĩa: Hành động của Nhĩ như đang muốn gào lên với mọi người rằng, hãy thức khỏi những con đường xa xôi lầm lạc, hãy hướng đến giá trị sống đích thực, gần gũi mà bền vững, đừng lãng phí thời gian cho việc rong chơi, những do dự… trước khi quá muộn.

Câu 5: Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.

– Hình ảnh bãi bồi bên kia sông: Là biểu tượng của vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc.

– Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng:  Hai chi tiết này như là báo hiệu sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.

–  Hình ảnh đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế: Ngụ ý về sự vòng vèo, chùng chình của cuộc sống.

Câu 6: Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhận của em về đoạn văn.

– Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn văn từ: “Thì ra thằng con trai của anh…lời lẽ không bao giờ giải thích hết. ” Đoạn văn này diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ.

– Cảm nhận: Có thể nói, đoạn văn này đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện. Trong cuộc sống, con người ta thường bị dẫn vào những điều vòng vèo, chùng chình; cũng từ đoạn văn này tác giả muốn thức tỉnh người đọc nhận ra và trân quý những điều bình dị quanh mình.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Đọc đoạn đầu của truyện Bến quê và nhân xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện.

Nghệ thuật miêu tả trong Bến quê đã vẽ ra trước mặt người đọc hình ảnh thiên nhiên gần gũi, qen thuộc, bình dị với hàng cây, dòng sông, con thuyền, bến đò. Lối miêu tả cũng rất gợi cảm, như trước hình ảnh những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt, như lời nhắc về sự tàn úa, những phút giây cuối cùng của cuộc đời Nhĩ.

Câu 2: Nêu cảm nghĩ về đoạn văn trong SGK.

ben-que

Đoạn văn trên mang thông điệp Nguyễn Minh Châu về triết lí cuộc đời, thông qua dòng suy nghĩ của Nhĩ. Dòng suy nghĩ ấy đã đánh thức trong mỗi người đọc về những ngịch lí của cuộc sống. Con người ta thường gặp phải những vòng vèo, chùng chình khiến ta quên mất những vẻ đẹp bình dị, quen thuộc mà bền vững. Đó là những vẻ đẹp, hạnh phúc ngay quanh ta như bãi bồi bên kia sông. Khi còn trẻ, ta luôn tìm kiềm những vẻ đẹp tận nơi xa xôi mà quên mất vẻ đẹp đích thực ngay ở quê hương mình. Như Nhĩ, khi nhận ra được điều này thì đã muộn, không thể tự đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nữa. Và con trai anh, cũng không thể giúp bố hoàn thành tâm nguyện cuối cùng.