Soạn Bánh trôi nước- đọc qua văn bản

soan banh troi nuoc

Trước khi đi vào tìm hiểu về tác phẩm Bánh trôi nước, các bạn hãy đọc qua văn bản này nhé!

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

(Hồ Xuân Hương)

Soạn Bánh trôi nước – tìm hiểu văn bản

Câu 1: Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

– Tác phẩm “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).

– Lí do vì: Bài thơ “Bánh trôi nước” có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Mỗi câu được ngắt nhịp 4/3 truyền thống và vần chân ở câu 1 – 2 – 4.

Câu 2: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  1. a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
  2. b) Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý, thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.
  3. c) Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

soan banh troi nuoc

Gợi ý trả lời:

  1. a) Với nghĩa thứ nhất, người ta gọi là nghĩa đen, bánh trôi nước đã được miêu tả một cách thực tế nhất. Đó là nó có hình dáng tròn, màu trắng trong. Tác giả miêu tả nó trong trạng thái đã được luộc chín. Nó méo mó, hay đẹp đều phụ thuộc vào người nặn bánh.
  2. b) Với nghĩa thứ hai, người ta gọi là nghĩa bóng, bánh trôi nước được ví với hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, hoàn hảo khỏe mạnh. Nhưng thân phận của người phụ nữ ấy lại chìm nổi, bấp bênh như chiếc bánh cứ “bảy nổi ba chìm” trong nồi nước. Tuy nhiên, người phụ nữ ấy vẫn luôn thủy chung, son sắt với tình cảm của mình.
  3. c) Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai (nghĩa bóng) là nghĩa quyết định giá trị của bài thơ. Bởi nghĩa này giúp người đọc hiểu được thông điệp giá trị phê phán hiện thực xã hội bất công, và lời than thân mà tác giả gửi gắm.

Luyện tập

Câu 1: Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (kể cả Đọc thêm) bắt đầu bằng hai từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.

Gợi ý trả lời:

Những câu hát than thân đã học ở bài 4 (cả phần Đọc thêm) bắt đầu bằng hai từ “thân em”:

– Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

– Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

>> Mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca trên đó là cùng than vãn, và xót thương cho số phận nổi trôi bấp bênh, bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây.

Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ

Gợi ý trả lời:

  • Đây là bài thơ rất ngắn, các bạn rất dễ thuộc. Có nhiều cách để các bạn học thuộc lòng bài này. Một là đọc nhẩm xong rồi viết ra giấy theo trí nhớ. Hai là, các bạn có thể vẽ hình ảnh bánh trôi nước, sau đó viết từng câu thơ giống như sơ đồ minmap. Ba là các bạn có thể vừa đọc thuộc vừa thu âm giống như khi bạn học ngoại ngữ.

Với những gợi ý trả lời trên, các bạn có thể soạn Bánh trôi nước một cách hoàn hảo và chính xác nhất!