I. Đọc – hiểu văn bản – Soạn Bạn đến chơi nhà

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 105 – Soạn Bạn đến chơi nhà

Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?

Trả lời:

– Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, vì:

+ Nó gồm 8 câu, trong mỗi câu lại có 7 tiếng.

+ Cách gieo vần: gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 5, 8.

+ Đối giữa các cậu 3 và 4, 5 và 6.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 105 – Soạn Bạn đến chơi nhà

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lý do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b) Nhưng qua sáu câu tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.  

Bạn đến chơi nhà được xem là tác phẩm nổi bật của thi nhân Nguyễn Khuyến

Trả lời:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thật tử tế, chu đáo, thể hiện được lòng hiếu khách khi có bạn đến chơi nhà.

b) Nhưng qua sáu câu tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là tưởng có sẵn mọi thứ trong nhà để tiếp bạn nhưng hóa ra là chẳng có một cái gì cả.

– Tác giả cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế để khẳng định một tình bạn đích thực không nằm ở vật chất tầm thường.

c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” đã nhấn mạnh hơn về một tình bạn thân thiết, sáng ngời, vượt lên trên mọi hư vinh, vật chất, lễ nghĩa.

– Câu thơ này đã khẳng định được nhà thơ Nguyễn Khuyến có một tình bạn thật đẹp.

d) Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tình bạn của Nguyễn Khuyến hiện lên rất chân thành, mộc mạc, trọng tình trọng nghĩa; vật chất tầm thường không thể làm rạn vỡ tình bạn chân chính này.

II. Luyện tập Soạn Bạn đến chơi nhà

Câu 1* SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 106 – Soạn Bạn đến chơi nhà

a) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia ly đã học.

b) So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

a) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà và ngôn ngữ của thơ Sau phút chia ly đã học có điểm khác là:

– Bài thơ Bạn đến chơi nhà sử dụng chủ yếu từ thuần Việt nên nó vô cùng mộc mạc, chất phát, pha chút hóm hỉnh, vui tươi đậm chất người dân Bắc bộ.

– Bài thơ Sau phút chia ly thì sử dụng nhiều từ Hán Việt mang tính ước lệ nên nó trang trọng, cầu kỳ và có chút buồn.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 106 – Soạn Bạn đến chơi nhà

Học thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Trả lời:

– Phải học thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà.

– Nắm vững các biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ để có thể hiểu bài chi tiết nhất