Trả lời câu hỏi Kiểm tra phần văn trang 137 SGK Ngữ văn 7 tập 2

kiem tra phan van

Câu 1: Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm được mà em thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca đó.

Trả lời:

– Chép một bài ca dao mà em đã học hoặc đã sưu tầm mà em thích:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

– Phân tích tình cảm được diễn tả và biện pháp sử dụng:

+ Tình cảm diễn tả trong bài thơ: tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể sánh bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Qua đó, chúng ta cần phải làm tròn đạo làm con, hiếu thảo với cha mẹ.

+ Biện pháp nghệ thuật sử dụng: so sánh để ví công cha vĩ đại như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ không bao giờ cạn như nước trong nguồn.

Câu 2: Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Trả lời:

– Chép một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích:

      BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

– Những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó:

+ Nội dung: gồm nghĩa đen và nghĩa trắng. Nghĩa đen là miêu tả bánh trôi; nghĩa bóng nói là thân phận của người phụ nữ “thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Nhưng lại có số phận đầy éo le “bảy nổi ba chìm”, phiêu dạt nay đây mai đó. Số phận của họ phụ thuộc vào “tay kẻ nặn”, không được quyền quyết định cho thân phận của mình. Nhưng cũng khẳng định tấm lòng “son” dù có bị vùi dập như thế nào.

=> Đề cao tấm lòng sắt son chung thủy của người con gái dù có bị đè nén.

+ Nghệ thuật: sử dụng các từ đối “chìm” – “nổi”, thành ngữ “bảy nổi ba chìm”.

Câu 3: Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

Trả lời:

– Chép hai câu thơ Đường đã học:  Tĩnh dạ tứ

Phiên âm:

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

                                                                                                      (Lý Bạch)

Dịch thơ:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

– Lý giải vì sao thích: Em thích hai câu thơ này trong bài Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch. Hai câu thơ này của ông chính là nói hộ cõi lõng của những kẻ tha hương.

+ Thể thơ 4 câu rất hàm xúc. Nhà thơ sử dụng từ trái nghĩa “ngẩng đầu” – “cúi đầu”; biện pháp tu từ đối lập “nhìn” – “nhớ”, “trăng sáng” – “cố hương”  thể hiện nỗi nhớ quê hương của người xa quê khi ngắm trăng.

Câu 4: Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Bác?

Trả lời:

– Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa (Cảnh khuya)

Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền (Rằm tháng giêng)

– Nhận xét nghệ thuật miêu tả:

+ Câu thơ đầu: với một từ “lồng” được sử dụng hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trang và dáng cây cổ thụ. Giúp người đọc hình dung vẻ đẹp của núi rằng Tây Bắc, của trăng lung linh, huyền ảo, lãng mạn, nên thơ.

+ Câu thơ sau: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” miêu tả hình ảnh khung cảnh trăng xuân, mang không khí và dư vị của mùa xuân. Dòng sông trăng hiện ra, con thuyền nhỏ trong sương khói. Cách miêu tả đặc biệt khiến trăng và thuyền như hòa làm một.

– Vẻ đẹp của bác qua hình ảnh trăng: Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh. Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sỹ Cộng sản yêu nước hết lòng vì dân vì nước.

Câu 5: Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương, đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi.

Trả lời:

Qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi, em cảm nhận tác giả Vũ Bằng có tình cảm gắn bó nhớ nhung da diết với quê hương, gia đình. Ông nhớ cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống thường ngày bình dị trong những ngày xuân ở Hà Nội. Ông có cảm xúc rất tinh tế, nhạy cảm và tình yêu quê hương tha thiết khi vẫn nhớ rõ nét phong tục, thời tiết mùa xuân ở đất Bắc.

Câu 6: Chọn chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.

Trả lời:

– Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học:

Anh em như thế tay chân

Chị ngã em nâng

– Nêu ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ đó thể hiện: Hai câu này đều nói về tình cảm gia đình, đặc biệt nhắc đến tình cảm anh-chị-em trong gia đình. Anh em được ví như chân với tay, gắn bó không rời, không thể thiếu một trong hai. “Chị ngã em nâng” biểu hiện sự đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

=> Hai câu tục ngữ này răn dạy anh chị em trong gia đình thì yêu thương, đùm bọc nhau. Mở rộng ra là khuyên răn con người yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ những người khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.

Câu 7: Nêu lên luận điểm trong các văn bản nghị luận ở Bài 20, 21, 23.

Trả lời:

Nêu luận điểm trong các bài văn nghị luận sau:

– Bài 20:

+ Khẳng định tinh thần yêu nước, truyền thống quý báu của dân tộc.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

+ Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

– Bài 21:

Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.

– Bài 22:

+ Khẳng định phẩm chất cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

+ Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

+ Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác và sức ảnh hưởng của phẩm chất Người tới nhân dân, dân tộc.

Câu 8: Dùng một vài dẫn chứng trong tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Trả lời:

Văn chương đóng vai trò không nhỏ làm cho cuộc sống thêm phong phú, sắc màu và tươi đẹp. Đối với mỗi người, văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Văn chương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người. Một trong số ấy, văn chương giúp chúng ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình to lớn. Chúng ta có thể cảm nhận công lao, tình cảm của cha mẹ qua câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Văn chương giúp chúng ta nhận ra các giá trị của cuộc sống.  Chúng ta hiểu “Anh em như thể tay chân” và “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Văn chương giúp ta hiểu thêm về lịch sử, truyền thống dân tộc qua những câu thơ đanh thép của Nam Quốc sơn hà, Lòng yêu nước của nhân dân ta… Qủa thật, văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có đúng như Hoài Thanh nói.

Câu 9: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

Trả lời:

– Nghệ thuật tương phản là việc sử dụng các từ ngữ có màu sắc trái ngược nhau, nằm trong mối quan hệ đối chọi nhau, có khả năng liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật hiện tượng phức tạp.

– Cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật trong truyện Sống chết mặc bay:

+ Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng.

=> Lột tả cảnh người dân chống cơn mưa lũ khổ cực, vất vả trong khi đó quan lại tắc trách, tham lam, vô cảm.

+ Hình ảnh đối lập: người dân bì bõm dưới bùn lầy>< quan lại ngồi nơi cáo ráo, vững chãi, nguy nga; sống xa hoa, có kẻ hầu người hạ>< người dân ai cũng mệt lử, ướt như chuột lột.

=> Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật:

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

+ Lột tả cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

Câu 10: Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời:

– Sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu nhằm bộc lộ nét tính cách kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc.

– Sự im lặng của Phan Bội Châu là thái độ khinh bỉ dành cho Varen – một kẻ xáo trá, lố bịch.

Câu 11: Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?

Trả lời:

– Oan Thị Kính là thành ngữ dân gian gợi những nỗi oan trái ở cuộc đời Thị Kính trong cả vở chèo Quan Âm Thị Kính. Đó là chuỗi nỗi oan ức, cùng cực không thể giãi bày. Đó là nỗi oan hại chồng, sau đó chồng chất là những nỗi oan khác là án hoang thai. Những nỗi oan đó khiến cho cuộc đời nhân vật chính đau khổ, bi thảm, mỗi lúc một bế tắc, cùng quẫn.

– Thị Kính có hai nỗi oan lớn: án giết chồng và hoang thai. Oan Thị Kính là thành ngữ mà nhân dân ta dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không thể giãi bày.