Soạn bài Bàn về phép học gồm hai phần lớn là đọc – hiểu văn bản và luyện tập để nắm chắc hơn nội dung tác phẩm.

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Tìm hiểu về tác phẩm Bàn về phép học

a) Tác giả

– Tác giả Nguyễn Thiếp (1723-1804) thường được gọi với cái tên La Sơn Phu Tử. Ông quê ở Hà Tĩnh

– Nguyễn Thiếp được biết đến là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”

b) Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác

– Nguyễn Thiếp là một vị quan dưới thời Lê, sau lui về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước, làm việc trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Xuất phát từ đó, vào tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua bản tấu Bàn luận về phép học.

– Văn bản trong SGK trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung

* Bố cục:

Đoạn trích của bài tấu gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu → bị thất truyền: Nguyễn Thiếp nêu lên mục đích chân chính của việc học

– Phần 2: Tiếp → xin chớ bỏ qua: Tác giả đi vào bàn luận về cách học

– Phần 3: Còn lại: Nguyễn Thiếp nêu lên tác dụng của việc học.

* Thể loại:

Bàn về phép học được viết theo thể loại Tấu – một thể văn xưa mà bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình sự việc, ý kiến, đề nghị.

* Phương thức biểu đạt

Tác phẩm sử dụng phương pháp thuyết minh để biểu đạt nội dung

* Nội dung chính

Bài tấu giúp ta người đọc hiểu được mục đích chân chính của việc học là học để làm người: người có đạo đức, tri thức để xây dựng đất nước chứ không phải để mưu cầu danh lợi cá nhân. Và phương pháp học tốt nhất là học phải đi đôi với hành.

hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

* Giá trị nghệ thuật

– Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

– Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục

ban-luan-ve-phep-hoc

2. Trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8, tập 2

Câu 1: Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học để hiểu đạo – đạo đối nhân xử thế hàng ngày. Học để biết sống chuẩn mực.

Trong phần mở đầu, tác giả đã dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng thêm sức mạnh thuyết phục cho luận điểm đưa ra.

Câu 2: Tác giả phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy?

Tác giả phê phán những lối học:

– Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi – là lối học với mục đích thực dụng, tầm thường, học chỉ để làm quan, để cầu danh lợi.

+ Không biết tới tam cương ngũ thường → – là lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.

Tác hại: Những lối học lệch lạc, sai trái này sẽ dẫn đến việc làm quan sẽ trở thành kẻ tham quan, “nịnh thần” làm cho nước mất nhà tan.

→ Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành “nịnh thần”, trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.

Câu 3: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?

Đó là các chính sách:

–  Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

– Việc học phải được tiến hành tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

– Học rộng rồi tóm lược.

– Học đi đôi với thực hành.

Những lời khuyên này thể hiện tầm nhìn chiến lược của trung thần Nguyễn Thiếp trong vấn đề giáo dục thực học, tạo ra hiền tài cho quốc gia.

Câu 4: Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất, tại sao?

Trả lời

Những phép học được bàn đến trong bài tấu và ý nghĩa của những phép học ấy:

– Học theo trình tự, từ thấp đến cao => có một cái nền kiến thức rộng
– Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức => để nắm chắc và hiểu sâu vấn đề
– Học phải đi đôi với hành, áp dụng lý thuyết trên sách vở vào hành động trong thực tiễn => giúp kiến thức học được trở nên có ích.

Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước – sau, thấp – cao : “Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên…”. Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ sở, nền tảng trước rồi học sâu. Việc học rộng là cần thiết nhưng cần thâu tóm được cái tinh túy, quan trọng nhất. Đặc biệt, việc học phải đi đôi với hành, nghĩa là học kiến thức trong sách vở phải mang ra vận dụng trong thực tiễn đời sống.

– Theo em, phương pháp học đi đôi với hành là tốt nhất. Bởi việc thực hành sẽ giúp người học ghi nhớ kiến thức và biết vận dụng kiến thức trong đời sống, làm cho kiến thức học được trở nên hữu ích.

Câu 5: Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ

Các em có thể vẽ vào vở sơ đồ nội dung lập luận theo các ý lớn, ý nhỏ dưới đây:

* Mục đích chân chính của việc học

– Học đạo lý

– Học làm người

* Phê phán những quan điểm học sai trái

– Lối học hình thức

– Lối học cầu danh lợi

– Tác hại: Khiến mất nước, nhà tan.

* Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn

– Quan điểm học:

+ Mở rộng trường học

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người học

+ Học tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

– Phương pháp học:

+ Học rộng, học sâu

+ Học đi đối với hành

– Tác dụng của việc học chân chính.

+ Đạo học thành thì người tốt nhiều

+ Người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị

SƠ ĐỒ MINH HỌA

ban-ve-phep-hoc1
Sơ đồ minh họa.

II. LUYỆN TẬP

Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Trả lời:

“Học đi đôi với hành” vốn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệp của cha ông xưa. Và đến ngày nay phương pháp học này vẫn luôn cần thiết, hữu ích đối với người học.

Học là quá trình người học tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận từ sách vở, từ thầy cô. Hành là quá trình áp dụng lý thuyết đã học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” là sự kết hợp giữa nhận thức (trong quá trình học kiến thức) và hành động vào thực tiễn để tạo ra những điều hữu ích. Học đi đôi với hành sẽ giúp sực học thêm ý nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn. Phương pháp học đi đôi với hành được ông cha dạy từ xưa, nhưng hiện nay vẫn chưa được xem trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục qua thời gian vẫn chưa được cải thiện.

Để áp dụng được phương pháp học đi đôi với hành hiệu quả, điều cần thiết hiện tại là người học cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn, muốn việc học hiệu quả và ý ngĩa cần thường xuyên áp dụng phương pháp học đi đôi với hành.