Mục lục

Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121, sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2

I, BỐ CỤC – THỂ LOẠI- TÁC PHẨM

1. Bố cục (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121)

Vở chèo “Quan âm Thị Kính” được chia làm 3 phần:

– Phần 1: Án giết chồng

– Phần 2: Án hoang thai

– Phần 3: Oan tình được giải – Thị Kính lên tòa sen

Còn đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” được chia thành 3 phần như sau:

– Từ đầu đến “thấy sự bất thường”: Thị Kính yêu thương chồng mà xén chiếc râu mọc ngược cho chồng.

– Tiếp theo đến “bóp chặt trong tay”: Hành động của Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng. Thị Kính không thể minh oan nên cùng bố đẻ của mình trở về nhà.

– Còn lại: Thị Kính từ biệt cha mẹ, giả làm nam nhi để đi tu.

2. Thể loại, tác phẩm (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121)

Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Cái nôi của chèo là vùng đồng bằng Bắc Bộ và chèo là một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ yêu thích của người dân vùng này.

– Tác phẩm “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

II, ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Đọc kỹ tóm tắt nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính”.

Trả lời:

Tóm tắt nội dung vở chèo “Quan âm Thị Kính”:

Thiện Sĩ con ông Thiện Sùng dòng dõi thư sinh kết duyên cùng Thị Kính con gái Mãng ông một nông dân nghèo.

Một hôm Thiện Sĩ thiu thiu ngủ, thấy chồng có cái râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ cho nàng có ý muốn giết chồng nên đuổi về nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả làm trai rồi lên chùa đi tu lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái phú ông có tính lẳng lơ lại say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được Thị Mầu về ăn nằm với anh Nô là người ở rồi có thai. Bị bắt vạ, Mầu đổ tội cho Kính Tâm. Kính Tâm bị oan rồi bị đuổi ra cổng chùa. Trải qua ba năm, Thị Kính đi xin từng giọt sữa nuôi con của Màu.

Rồi nàng hóa được lên đài sen trở thành Phật bà Quan Âm, trước khi hóa Kính Tâm viết thư lại cho đứa trẻ. Từ đó mọi người mới hiểu được sự nhẫn nhục chịu oan mà nàng đã phải chịu đựng.

Câu 2(Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Đọc kỹ đoạn Trích “nỗi oan hại chồng” để hiểu văn bản và các chú thích khó.

Trả lời: Học sinh tự đọc và chuẩn bị.

Câu 3 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?


Trả lời:

– Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” có 5 nhân vật đó là: Thị Kính, Thiện Sỹ (chồng), Mãng ông (bố đẻ), Sùng ông, Sùng bà (bố mẹ chồng)

– Tất cả các nhân vật trong trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Tuy nhiên, hai nhân vật là Thị Kính và Sùng bà là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch.

– Hai nhân vật này đại diện cho vai “mụ ác” và vai “nữ chính” trong chèo và đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến và người dân lao động, tầng lớp thấp trong xã hội.

Câu 4 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?


Trả lời:

– Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh Thiện Sĩ thư sinh đang ngồi đọc sách còn Thị Kính đại diện cho người phụ nữ “cầm kỳ thi họa” chăm lo cho gia đình. Khung cảnh này gợi lên hình ảnh một gia đình hạnh phúc, êm ấm.

– Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính cho thấy nhân vật này là một người vợ hiền, rất ân cần, dịu dàng với chồng, chăm lo mọi việc cho chồng để chồng chuyên tâm “dùi mài kinh sử”.

Câu 5 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.


Trả lời:

– Những hành động của Sùng bà đối với Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” là:

+ Chửi mắng Thị Kính, không cho nàng được phân bua

+ Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên

+ Dúi tay đẩy Thị Kính khuỵ xuống, nhất quyết trả Thị Kính về gia đình.

– Những ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính là:

+ “Giống nhà bà đây giống phượng giống công – Tuồng bay mèo mả gà đồng”

+ “Nhà bà đây cao môn lệnh tộc – Mày là con nhà cua ốc”.

+ “Trứng rồng lại nở ra rồng – Liu điu lại nở ra dòng liu điu”.

– Nhận xét về nhân vật Sùng bà: Đây là một nhân vật “mụ ác” trong chèo và đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến hay hạch họe, bắt nạt, khinh thường dân lành trong xã hội phân chia giai cấp ngày xưa. Những lời nói và hành động của mụ cho thấy mụ là người độc ác, coi thường thân phận của người lao động.

Câu 6 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

Trả lời:

– Trong đoạn trích, Thị Kính kêu oan 5 lần.

– Trong đó, 4 lần Thị Kính kêu oan với chồng và mẹ chồng  và 1 lần kêu oan với Mãng ông (cha đẻ)

– 5 lần kêu oan thì chỉ có lần kêu oan với Mãng ông cha đẻ thì Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Đây là sự cảm thông của người cha dành cho con gái trong sự bất lực và đau khổ vì không thể giúp đỡ được gì cho con, đành nhìn con bị đuổi ra khỏi nhà chồng.

Câu 7 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thế hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?

Trả lời:

– Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông đã dựng lên một vở kịch lừa cha đẻ Thị Kính sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là bắt ông sang để trả lại con gái, nhằm hạ nhục bố con Thị Kính, thể hiện hành động đoạn tuyệt.

– Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ Mãng ông bị lừa sang rồi Thị Kính bị đuổi về nhà với bố. Đây là xung đột kịch đẩy Thị Kính vào nỗi đau cùng cực: bị oan ức, hạnh phúc gia đình vỡ nát, cha đẻ bị khinh bỉ, coi thường phải chịu sự oan ức, bất lực vì không thể nào làm được gì.

Câu 8 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?

Trả lời:

– Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật Thị Kính, tâm trạng của nàng trước khi rời khỏi nhà Sùng bà  cho thấy Thị Kính đau đớn vô cùng, bởi bản thân là người chung thủy yêu thương chồng mà lại bị vấy oan là hại chồng; Thị Kính đang vô định không biết cuộc đời sẽ đi đâu về đâu trước sự oan ức này.

– Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa là giải thoát, đoạn tuyệt với hiện tại, thành tâm hướng về Phật để Phật chứng tâm cho nhân cách trong sạch của mình.

– Đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ. Bởi vì vào chùa đi tu Thị Kính cho đó là vận mệnh của cuộc đời nên phải chịu đựng nhẫn nhục.

III, LUYỆN TẬP

Câu 1(Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Tóm tắt trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”

Trả lời:

Thiện Sĩ đọc sách rồi thiu thiu ngủ còn Thị Kính ngồi may vá bên cạnh quạt cho chồng. Rồi nàng đã phát hiện ra dưới cằm chồng có cái râu mọc ngược, nghĩ đây là điềm chẳng lành nên đã cầm dao khâu định xén nó đi. Chưa kịp xén thì Thiện Sĩ giật mình và hô hoán lên. Sùng ông và Sùng bà vốn không ưa Thị Kính nên đã đay nghiến, mắng nhiếc rồi đổ cho Thị Kính tội giết chồng. Thị Kính kêu oan 5 lần 7 lượt, van xin nhưng Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông sang và làm cho hai cha con phải nhục nhã, khổ sở. Quá đau khổ vì uất ức, oan trái, Thị Kính đã lựa chọn nương nhờ cửa Phật, lạy cha mẹ rồi giả trai, chọn kiếp tu hành.

Câu 2 (Soạn Quan âm Thị Kính trang 111-121): Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”. Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?

Trả lời:

– Chủ đoạn của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” đó là: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa; qua đó phản ánh xã hội giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân.

– Thành ngữ “Oan Thị Kính”: ý nói sự oan ức, không thể thanh minh khiến cho con người rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, vô định.