Để nhận biết Phép phân tích và tổng hợp trong văn bản, các em sẽ cần hiểu cơ bản về phạm trù kiến thức này và thực hành tìm hiểu qua các yêu cầu dưới đây.

I. TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

Đọc văn bản Trang phục (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi:

phep-phan-tich-va-tong-hop1

 

Câu hỏi

a) Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? Hai luận điểm chính tron văn bản là gì? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?

Trả lời:

– Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu dẫn chứng để rút ra nhận xét về vấn đề thế nào là ăn mặc chỉnh tề.

– Hai luận điểm chính:

+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.

+ Ăn mặc phù hợp văn hóa, chuẩn mực cộng đồng và hài hòa với môi trường sống.

– Để rút ra hai luận điểm, tác giả đã dùng phép phân tích.

– Tác giả dùng phép phân tích để rút ra hai luận điểm.

b) Sau khi đã nêu một số biểu hiện của những “quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng cách lập luận gì để “chốt” lại vấn đề? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong đoạn văn?

Trả lời:

– Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “quy tắc ngầm” về trang phục; tác giả bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề và rút ra kết luận – “thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.”

– Phép lập luận tổng hợp thường được đặt ở vị trí cuối đoạn văn, cuối bài, thường là phần kết luận của một luận điểm hoặc của toàn bộ văn bản.

phep-phan-tich-va-tong-hop

II. LUYỆN TẬP

Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.

Câu 1: Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.

(Gợi ý: Chú ý thứ tự khi phân tích: Học vấn là của nhân loại ⟶ Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại -> Sách là kho tàng quý báu -> Nếu chúng ta… Nếu xóa bỏ… làm kẻ lạc hậu.)

Trả lời:

Để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”, tác giả đã phân tích:

– Đầu tiên tác giả nêu ra luận điểm bao quát: “Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại”. Và thành quả của học vấn ngàn đời xưa không của nhân loại bị vùi lấp là nhờ có sách vở ghi chép, lưu tuyền lại. Do đó, sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của toàn nhân loại.

– Tiếp theo tác giả đưa ra giả thuyết: Nếu muốn tiến lên, muốn tiến bộ thì phải lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm điểm xuất phát.

– Giả thiết tiếp theo: Nếu xóa bỏ thành tựa của nhân loại (được lưu trong sách) nói cách khác là không đọc sách, thì nhân loại có thể đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.

– Từ luận điểm và các giả thiết trên, tiếp theo tác giả nêu ra kết luận: Việc đọc sách là sự hưởng thụ kiến thức, lời dạy mà người xưa khổ công tìm kiếm. Và quan trọng hơn, những kiến thức có được từ việc đọc sách là sự chuẩn bị để một con người có thể “làm được một cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Kết luận này được tác giả phân tích ở đoạn tiếp theo của văn bản.

Câu 2: Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?

Trả lời:

Sau khi đã kết luận sự cần thiết của việc đọc sách, ở đoạn tiếp theo tác giả lại nêu ra vấn đề của việc đọc sách, đó là: Di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Đây chính là lập luận để chứng minh phải chọn sách để đọc. Và tiếp theo tác giả phân tích những lí do phải chọn sách:

– Thứ nhất, vì sách nhiều, phong phú nên người ta không đọc chuyên sâu. Nhiều học giả khoe khoang đọc nhiều sách, nhưng kiến thức đọng lại chẳng được bao nhiêu. Chọn sách ít, sách quý mà đọc kỹ, nghiên cứu trong thời gian dài thì sẽ trở thành “nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn”.

– Thứ hai, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Ngày nay, bất kỳ môn học, lĩnh vực nào sách cũng chất đầy thư viện. “Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất”. Mải lãng phí đọc những thứ vô thưởng vô phạt mà bỏ qua nhưng cuốn sách cơ bản quan trọng, trọng tâm. “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu”. Nghĩa là, đọc sách phải chọn sách có kiến thức cơ bản, quan trọng để nắm bắt kiến thức trọng tâm, chứ không cần phải đọc nhiều mà chỉ đọc qua cái không cần thiết.

Câu 3: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?

Trả lời:

Ban đầu tác giả nhận định: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ”. Từ đó cho thất tầm quan trọng của cách đọc sách:

– Đọc 10 quyển không quan trọng, không bằng lấy thời gian đọc 10 quyển để đọc 1 cuốn thực sự có giá trị.

– Đọc 10 quyển nếu chỉ lướt quan, chi bằng lấy thời gian đọc 10 quyển mà đọc 1 quyển 10 lần.

– Bởi việc đọc ít mà đọc kĩ sẽ giúp “tạo nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi cả khí chất”. Còn “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu thì chỉ như “cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.”

– Nếu đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của thì chỉ hiện ra phẩm chất thấp kém, tầm thường.

– Để tích lũy kiến thức, để trau dồi hiểu biết thì cần phải đọc hai loại sách: Một loại là sách kiến thức phổ thông mà mọi công dân đều biết và một loại để sách đọc để trau dồi học vấn chuyên sâu.

– Tác giả cũng đưa ra quan điểm, không nê coi thường sách thường thức, bởi sách kiến thức phổ thông sẽ giúp mở rộng kiến thức trong nhiều lĩnh vực, “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn.”

Câu 4: Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?

Trả lời:

Qua đó, em hiểu phân tích đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong lập luận. Nhờ có phép phân tích, vấn đề được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, góc độ; từ đó lập luận trở nên chặt chẽ, hợp lý, logic và thuyết phục.

Ví dụ đối văn bản “Bàn về đọc sách”, chủ đề chính là bàn về đọc sách. Vậy về việc đọc sách thì có những vấn đề nào cần? Thì nhờ có phép phân tích, tác giả đưa ra các khía cạnh khác nhau: Đó là tầm quan trọng của việc đọc sách, tầm quan trọng của việc chọn sách và chỉ ra cách đọc sách hiệu quả giữa hàng vạn cuốn sách. Nhờ phân tích các khía cạnh trên, giúp người đọc hiểu được vấn đề cụ thể, cặn kẽ.

Hy vọng bài soạn chi tiết về Phép phân tích và tổng hợp trên đây sẽ giúp các em hiểu và áp dụng được vào bài viết của mình, giúp bài viết hay hơn, thuyết phục hơn.