Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương là một trong những đề tài làm văn được sử dụng phổ biến trong chương trình học. Tác giả khắc họa một cách chân thực hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 

Phân tích chi tiết vẻ đẹp của Vũ Nương

Mở bài

Nhân vật Vũ Nương là nhân vật chính trong các phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời bi ai của một người phụ nữ xinh đẹp, hiền lành, hết mực vì gia đình, có đức hạnh nhưng lại sinh ra dưới chế độ phong kiến. Chỉ vì dòng đời đưa đẩy mà phải chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận Vũ Nương chính là số phận chung của người phụ nữ thời đại này. Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương, khiến ta thêm xót thương số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. 

Thân bài

  • Vũ Nương – hình tượng người phụ nữ nết na, thùy mị, chung thủy, hết lòng vì chồng con

Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương một cách chân thực và hết sức tài tình. Vũ Nương đã được ông đặt vào nhiều tình huống khác nhau, để thấy được rõ nét phẩm chất của một người phụ nữ hết mực yêu con, thương chồng, sống hiếu thảo với bố mẹ, thủy chung son sắt suốt cuộc đời. Trong cuộc sống hằng ngày, nàng còn là một người đức hạnh, luôn có khuôn phép, luôn giữ cuộc sống vợ chồng hòa thuận kể cả Trường Sinh được xây dựng là một người chồng hay ghen, nóng nảy. 

Vũ Nương người vợ xinh đẹp, thủy chung
Vũ Nương người vợ xinh đẹp, thủy chung

Một trong những hình ảnh đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc là cảnh này tiễn chồng mình đi lính. Khác với mong mỏi chung của tất cả những người phụ nữ khi chồng mình đi lính là có công danh, được mọi người trọng vọng. Thì nàng chỉ mong mỏi duy nhất một điều là chồng bình an vô sự trở về, hoàn toàn không màng đến chức cao vọng trọng. Nang luôn cảm thông với những vất vả của chồng mình, luôn mong nhớ chồng, dặn dò chồng bằng những lời tình cảm chân thành nhất. 

  • Vũ Nương – Người phụ nữ thủy chung, lo chu toàn mọi thứ khi chồng ở phương xa

Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ lúc chồng ở nhà mà còn cả khi chồng của nàng ra chiến trường. Ở đây, vẻ đẹp của nàng chính là sự thủy chung chờ chồng, tha thiết yêu chồng và nỗi nhớ chồng suốt nhiều tháng năm. Nỗi nhớ của nàng dành cho chồng được Nguyễn Dữ miêu tả lúc thì như “bướm lượn đầy vườn”, lúc lại như “mây che kín núi”. Ông dùng những từ ngữ mang tính ước lệ chung chung nhưng mang tính chất rộng lớn, bao hàm cả không gian và thời gian để diễn tả nỗi nhớ khôn nguôi của Vũ Nương. 

Vũ Nương chăm lo mẹ chồng như mẹ ruột
Vũ Nương chăm lo mẹ chồng như mẹ ruột

Khi chồng đi lính, Vũ Nương làm tròn nghĩa vụ của một người con dâu, môt người mẹ vừa chăm sóc con vừa lo chu toàn mọi việc trong gia đình. Ngay cả khi mẹ chồng ốm đau, nàng cũng chạy chữa thuốc thang, cầu trời khấn phật cho mọi chuyện được bình an,…lo lắng ma chay khi mẹ chồng mất.

Qua hoàn cảnh cuộc sống của Vũ Nương, ta cũng thấy tình cảnh này không chỉ riêng mình nàng mà là tình cảnh chung của tất cả những người phụ nữ có chồng đi lính xa nhà, bặt vô âm tính. Từ đó, ta thêm xót xa, cảm thông và thấu hiểu những người phụ nữ dưới triều đại phong kiến, ngày ngày mong ngóng chồng trở về bình an vô sự. 

  • Vũ Nương người con gái chịu nhiều bi kịch của số phận

Những tưởng, như hình dung của tất cả mọi người, khi chồng nàng đi lĩnh trở về, cuộc sống của Vũ Nương lại bình lặng, êm đẹp và hạnh phúc như trước kia. Nàng sẽ được chồng chia sẽ, gánh gồng bớt những mệt nhọc trong cuộc sống. Nhưng hiện thực lại hoàn toàn trái ngược, Vũ Nương đã phải chịu một nỗi oan khuất mà không biết làm cách nào để giải oan cho chính mình. Thậm chí Nàng đã dùng hết lời để phân trần và khẳng định lòng thủy chung với chồng, cầu mong chồng minh oan cho mình, làm mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình, những tất cả đều dừng lại ở hai chữ “bất hạnh”.

Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương để thấy nàng là một người phụ nữ rất biết thân biết phận (xuất thân từ gia đình nghèo, lấy được một người có thể che chở cho cô,…), trân trọng hạnh phúc gia đình. Nhưng cuối cùng Nàng vẫn bị đối xử bất công, không thể tự mình bảo vệ mình, kể cả có sự giúp đỡ của anh em, họ hàng. Hạnh phúc gia đình, thứ mà nàng đã tôn thờ, vun đắp bao năm giờ trở nên mong manh như cái cân treo trên sợi tóc. Tất cả những tủi hờn, nhớ nhung, vất vả khi chờ chồng đã chẳng thể nào bù đắp cho nỗi oan khuất của nàng. Số phận người phụ nữ thời bấy giờ sao mà đau thương, xót xa đến vậy !

Vì lời nói ngây thơ của con trẻ, nàng mang nỗi hàm oan không thể giải bày
Vì lời nói ngây thơ của con trẻ, nàng mang nỗi hàm oan không thể giải bày

Không còn cách nào để minh oan cho bản thân, Vũ Nương đã phải mượn dòng sông nơi quê hương mình để minh oan cho bản thân. Nàng nguyện thề xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và phẩm hạnh trong sạch của này. Nàng trầm mình xuống sông để bảo toàn danh dự, một nỗi tuyệt vọng bao trùm toàn bộ không gian và thời gian. Và ta có thể khẳng định đây là một hành động vô cùng lý trí, không hề có sự tồn tại của nóng giận, bồng bột hay căm phẫn. Bởi Vũ Nương, một người phụ nữ đẹp người đẹp nết, chung thủy hết mực sẽ không thể chết một cách oan uổng, những người như nàng đáng lý phải có cuộc sống hạnh phúc viên mãn. 

Nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Nàng chính là quan niệm về hôn nhân không bình đẳng (thân phận giàu nghèo). Gia đình được xây dựng dưới chế độ xã hội phong kiến, đàn ông gia trưởng, ghen tuông, thô bạo, vũ phu và độc đoán. Chì vì một lời nói ngây thơ của con trẻ đã khiến vợ mình phải bức tử. Không hề có kẻ giết người nào xuất hiện ở đây. Qua đó, Nguyễn Dữ đã tố cáo chế độ phong kiến luôn xem trọng uy quyền của người đàn ông trong gia đình, kẻ giàu có luôn lấn át kẻ nghèo hèn. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đến số phận oan nghiệt nói chung của người phụ nữ thời này. 

  • Vẻ đẹp của Vũ Nương khi được giải oan

Phần giải oan của Vũ Nương được tác giả xây dựng có phần hoang đường như Phan Lang mơ thấy Vũ Nương cầu cứu xin tha mạng, cảnh Phan Lang cứu Linh Phi vợ vua Nam Hải, cảnh Phan Lang chết đi sống lại, cảnh Phan Lang gặp Vũ Nương trong tiệc báo ân, Vũ Nương dặn dò Phan Lang lập đàn tràng,…Vũ Nương ngồi kiệu, được người đưa rước, lúc hiện, lúc ẩn,…đều rất hoang đường. Nhưng những chi tiết này lại tô đâm thêm nỗi đau của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ bạc mệnh nói chung, tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân tính thời bấy giờ.

Cho đến cuối cùng, Vũ Nương vẫn muốn được giải oan, mong muốn được chồng mình thấu hiểu. Nàng không hề than trách chồng mình du la nữa câu, còn cảm tạ mọi người vì đã lập đàn tràng giải oan cho mình. Nàng thốt lên  “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” vừa xót xa nhưng lại vô cùng bao dung và vị tha. Nguyễn Dữ đã thực sự thành công khi xây dựng nhân vật này, xứng đáng với bút danh “thiên cổ kỳ bút”.

Kết bài

Qua phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Ta thấy tác giả vừa ca ngợi vẻ đẹp của người con gái công dung, ngôn hạnh, thủy chung nhưng cũng bày tỏ niềm xót thương vô bờ bến với số phận bi đát, bạc mệnh của Vũ Nương. Bi kịch của Vũ Nương chính là bi kịch chung của tất cả người phụ nữ trong gia đình phong kiến. Thông qua đó tác giả đã lên án, tố cáo một cách sâu sắc sự hà khắc, tàn bạo của xã hội thời kì này. 

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Vũ Nương của tác giả Nguyễn Dữ ngắn gọn, chi tiết