Văn mẫu Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang

Mở bài

Huy Cận là một con người đa tài, ông vừa hoạt động chính trị vừa là nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Ông làm thơ từ năm 14 tuổi và đến năm 16 tuổi ông đã có thơ đăng trên báo, năm 20 tuổi ông cho ra đời tập thơ đầu tiên với nhan đề Lửa Thiêng. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển Phương Đông và yếu tố hiện đại Phương tây. Theo đó, chất cổ điển và hiện đại hiện rõ trong tác phẩm Tràng Giang sáng tác năm 1939 (in trong tập lửa thiêng). Phân tích tác phẩm này sẽ giúp độc giả càng hiểu rõ thêm về phong cách thơ của Huy Cận và tài năng thiên bẩm của ông.

Thân bài

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang – Ngay từ tiêu đề bài thơ chúng ta đã cảm nhận được vẻ đẹp cổ điển lai hiện đại. Tiêu đề Tràng Giang chính là một cách nói sáng tạo của Huy cận. Tiêu đề Tràng Giang mang sắc thái cổ điển, gợi về hình ảnh một con sông không chỉ dài mà còn vô cùng rộng với vần “ang”. Nó khiến chúng ta liên tưởng đến dòng Trường Giang trong thơ Đường thi, đây là một dòng soog của muôn thuở vĩnh hằng, rộng và dài miên man.

Ngoài yếu tố cổ điển, ngay tiêu đề cũng mang cả  yếu tố hiện đại. Nếu trong thơ cổ con người thường ẩn mình sau sông nước thì các nhà thơ mới lại thường thể hiện cái tôi của mình trước thiên nhiên bao la rộng lớn. Nếu các thi nhân xưa mong sẽ tìm về thiên nhiên để hòa mình, giao cảm với thiên nhiên thì các nhà thơ hiện đại lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nỗi buồn, ưu tư, về kiếp người. Tràng giang chính là tác phẩm như vậy. Huy Cận tìm về thiên nhiên để nói lên ỗi ưu tư của mình, đây chính là chất hiện đại trong thơ của Huy Cận.

Và ngay khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng ưu tư, buồn bã như thế

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Ở khổ thơ đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được nét cổ điển trong thơ Huy Cẩn. Đó là cách sử dụng các từ láy “điệp điệp , song song” mang dấu ấn của thơ Đường Thi. Tác giả sử dụng các từ gợi hình, mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Lẽ ra nói đến sóng là phải nói đến sự mạnh mẽ, dữ dội nhưng sóng ở Tràng giang thì buồn điệp điệp, cảm giác ưu tư,u buồn và đều đều đến cô tịch. Tiếp theo câu thơ thứ hai “con thuyền xuôi mái nước song song” lại càng buồn hơn. Hình ảnh con thuyền lặng lỡ trôi nhẹ nhàng, u buồn. Rõ ràng, không gian có sự chuyển động mà lại cảm giác như không gian tĩnh. Lẽ ra âm thanh phải mạnh mẽ, dữ dội thì giờ âm thanh lại đều đều nhẹ nhàng, ưu tư, một cảm giác rất cô đơn, lạc lõng.

Sang hai câu thơ : “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng” ta lại càng cảm nhận rõ sự u buồn trong tâm trạng của tác giả. Thuyền và nước vỗn dĩ đi liền với nhau, là hai  hình ảnh không thể tách rời, vậy mà trong câu thơ của Huy Cận thuyền và biển không thể ở bên nhau, tách rời nhau. Hễ thuyền về, nước lại khiến cho nỗi sầu càng sầu thêm trăm ngả. Đây chính là sự xót xa về chia cách, bi thương. Đặc biệt câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” cho thấy một sự cô đơn , lạc lõng, nỗi buồn vô hạn. Câu thơ gợi lên sự bé nhỏ giữa vũ trụ bao la vô hạn. Củi một cành không – chỉ có một cành mà thôi, khô cứng, héo úa lạc lãng giữa dòng đời, không tìm thấy điểm tựa. Câu thơ giản dị, không tô vẽ nhưng đầy rợn ngợp nỗi buồn. Phải chăng, đây chính là tác giả, giữa dòng đời hàng trăm ngả, không tìm thấy cho mình một điểm tựa, chỉ là một cảnh củi khô đã héo khô và lạc lõng giữa cuộc đời.

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang – Khổ thơ thể hiện nét đẹp cổ điển tả cảnh ngụ tình và thể hiện nỗi  u sầu, cô đơn, lạc lõng của nhà thơ. Nó cũng mang nét hiện đại khi miêu tả hình ảnh đời thực về cuộc sống con người khi ấy, họ cũng đang lạc lõng giữa dòng đời. Câu thơ cũng là tâm tư tác giả muốn gửi gắm về thân phận con người nhỏ bé trước thiên nhiên, trước cuộc đời.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Sang khổ thơ thứ 2, nỗi buồn dường như được nhân rộng hơn. Không gian đã mở ra từ dòng sông, sóng gợn đến cồn nhỏ và làng xã. Nỗi buồn dường như bao trùm không gian sống của tác giả. Còn nhỏ thì đìu hiu, làng xa vãn chợ chiều. Cuộc sống về một vùng quê lạnh lẽo, hiu quạnh, tiêu điều, con người dường như trở nên cô đơn, rợn ngộp. Âm thanh trong câu thơ cũng không rõ rệt.

Nói đến chợ người ta sẽ hình dung ra cảnh buôn bán, trao đổi sầm uất, tấp nập, âm thanh rộn ràng, đa dạng xen vào nhau. Nhưng trong thơ huy cận nỗi buồn ngộp đến nỗi âm thanh có mà như không, tiếng chợ chiều lại là tiếng của chợ “vãn” nghĩa là tan chợ, hết chợ. Đâu đó một âm thanh xa xôi mà không rõ rệt. Câu thơ như một niềm khao khát của nhà thơ về một âm thanh nào đó, một hoạt động nào đó có sự sống của con người. Nhưng thực tế thì lại không có âm thanh, không có sự sống động sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà câu thơ càng buồn hơn ,không gian càng tĩnh hơn.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

.Vẻ đẹp cổ điển trong thơ Huy Cận thể hiện qua các hình ảnh như sông, trời nắng, cuộc sống con người buồn tẻ, chán chường, mọi thứ tan rã, chia lìa. Chính nét cổ điển trầm ngâm này đã khiến cho nhịp thơ chậm, đều, buồn. Đọc câu thơ ta thấy không gian mở ra sâu hơn,d ài hơn, rộng hơn vì vậy mà lòng người cũng thấy lạc lõng, nhỏ bé, cô đơn hơn. Không gian càng rộng lớn bao nhiêu thì con người càng nhỏ bé bấy nhiêu.

Cả khổ thơ thứ 2 có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại khi sử dụng các ngôn từ thơ cổ như sông dài, trời rộng, bế cố liêu và ngôn từ hiện đại, không ước lệ như tiếng làng xa, vãn chợ chiều… Sự kêt hợp này làm nổi bật thêm tâm trạng cô đơn của nhà thơ trước cảnh vật.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Khổ thơ thứu 3 tác giả sử dụng bút pháp tả cản ngụ tình với những hình ảnh vừa quen thuộc nhưng nhiều sức gợi cảm. Hình ảnh bèo dạt là hình ảnh quá quen thuộc trong thơ cổ, nó gợi lên một kiếp người sống bồng bềnh, trôi dạt và vô định. Cả không gian bao la ấy chỉ thấy cánh bèo hàng nối hàng dài vô tận và không một bóng người. Nhà thơ không tìm được sự giao cảm, sự gắn bó ở đây, chỉ thây một sự cô đơn, không cầu gợi chút niềm thân mật.

Con người cảm thấy bơ vơ cô độc giữa cõi đời và mất đi sự kết nối với thiên nhiên, với con người.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trong khổ thơ cuối là đỉnh cao của nghệ thuật cổ điển kết hợp hiện đại. Theo đó, bút pháp chấm phá “mây cao đùn núi bạc” thành “lớp lớp” cho người đọc tưởng tượng ra những đám mây trắng đùn lên tạo thành những ngọn núi khổng lồ, nó cứ đùn mãi, đùn mãi không ngừng, ánh nắng chiếu vào tựa như những đỉnh núi bạc lấp lánh. Hình ảnh mang rõ nét cổ điển và trữ tình. Nó được lấy từ cảm hứng trong thơ đường:

Mất đất mây đùn cửa ải xa

Từ chất cổ điển, Huy Cận đã khéo léo sử dụng chữ “đùn” mang tính chất vận chuyển nội lực từ bên trong, từng lớp, từng lớp đùn ra mãi. Đây cũng chính là chất hiện đại trong Huy Cận, sự biến tấu, sáng tạo từ thơ cổ.

Nét cổ điển càng hiện rõ hơn trong ý thơ: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Câu thơ tả cảnh về cánh chim dường như đang nghiêng ngả dưới bóng chiều. Có hai ý hiểu trong ý thơ này, đó là cánh chim bị bóng chiều kéo xuống, sa xuống mặt tràng giang hoặc cánh chim bị bóng chiều đè nặng lên và nghiêng ngả đi. Dù hiểu theo ý nào nhưng chúng ta cũng cảm thấy sức nặng trong câu thơ này. Không gian buổi chiều buồn và cánh chim chao nghiêng gợi tả khung cảnh hoàng hôn vốn có trong thơ cổ.

Giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp tâm trạng hiện đại của nhà thơ:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Câu thơ nói về nỗi nhớ quê hương, đất nước da diết dạt dào. Từ “dờn dợn” được Huy Cận sử dụng vô cùng sáng tạo và chưa thấy xuất hiện trong thơ ca. Một từ láy noi đến cảm giác bâng khuâng, cô đơn của nỗi nhớ quê. Nỗi niềm của một người con đứng ngay quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây chính là nỗi niềm chung thời bấy giờ, một nỗi lòng xót xa mất nước.

Trong thơ cổ điển có ý thơ: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai – Thôi Hiệu”, nhưng Huy Cận sáng tạo và thể hiện nỗi nhớ với câu thơ không cần khói sóng vẫn nhớ quê da diết. Cho thấy nỗi nhớ sâu đậm, dạt dào, khắc khoải và cô đơn, u buồn.

Kết bài

Có thể nói, cả bài thơ của Huy Cận vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại thể hiện qua lối thơ bảy chữ, mang phong cách thơ Đường với những ý thơ cổ nhưng vẫn lan tỏa vẻ đẹp hiện đại, sáng tạo độc đáo. Chính sự kết hợp hài hòa này đã mang đến sự thành công cho tác phẩm. Cũng là sự cô đơn, u buồn, cũng lấy cảnh tả tình, nỗi nhớ quê da diết nhưng người đọc vẫn cảm nhận sự mới mẻ , nỗi cô đơn chuyển động mạnh và dữ dội hơn, nỗi đau mất nước không nguôi từ trong tâm hồn thi sĩ.

>> Xem thêm: Phân tích bài Tràng giang Huy Cận cực hay và dễ hiểu