Người đời thường biết đến Lê Hữu Trác với danh xưng là Hải Thượng Lãn Ông, là một danh y nổi tiếng bậc nhất trong nền y học cổ truyền. Tuy nhiên, bên cạnh kiến thức y học uyên tâm, tác giả Hữu Trác còn mà một nhà văn với nhiều tác phẩm có giá trị trong thời kỳ trung đại. Đa số tác phẩm ấy là có nội dung về Y học. Nổi bật như bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Đây là bộ sách được coi là bách khoa toàn thư về  kiến thức Y học vào thế kỷ XVIII. Không những mang giá trị Y học vô giá, các tác phẩm của ông còn chứa đựng giá trị văn học sâu sắc, ghi lại nhiều xúc cảm chân thành, sự tâm huyết, đức độ của thầy thuốc. Để thẩm thấu thêm tài hoa của danh y này trong việc sáng tác truyện, độc giả hãy cùng phân tích Vào phủ chúa Trịnh, đoạn trích được trích trong tác phẩm Thượng kinh ký sự.

Bài mẫu phân tích Vào phủ chúa Trịnh

Mở bài

Khen thay cho nền văn học Việt Nam khi có nhiều tác giả làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lại để lại những tác phẩm có giá trị văn học vô giá. Như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với bài Hịch Tướng sĩ; Trương Hán Siêu với Bạch Đằng gian phúc; và giờ đây là tác phẩm của một danh y tài cao đức trọng bậc nhất trong nền Y học cổ truyền Việt Nam. Ông chính là Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Và tác phẩm của ông chính xác mang tên là Thượng kinh ký sự, với đoạn trích tiêu biểu Vào phủ chúa Trịnh. 

phân tích Vào phủ chúa Trịnh

Đây là bộ ký nổi tiếng nhất trong cuộc đời viết sách thiên về văn học của Lê Hữu Trác. Câu chuyện được “ký sự” lại khi tác giả vào tham khám chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Và ở đây, ông đã hoàn toàn mắt thấy tai nghe, chứng kiến lối sống xa hoa, phù phiếm trong phủ chúa. Đồng thời qua đó, thể hiện rõ nhân cách và tâm hồn cao đẹp của vi lương y tài giỏi.  

Thân bài

  • Luận cứ 1: Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa

phân tích Vào phủ chúa Trịnh

Đoạn trích vào đề với phần vào cửa vô cùng phức tạp, và không dễ dàng. Tác giả Hữu Trác miêu tả “người truyền mệnh dẫn tôi đi qua mấy lần cửa” với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. Không những thế, “vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ”. Người nườm nượp đi lại như có hội. Trong khi đó khung cảnh thiên nhiên bao quanh thì cây cối um tùm, hoa đua nhau nở khoe sắc, chim kêu ríu rít, ong bướm dập dờn, gió đưa thoang thoảng mùi hương thơm ngát…. Một cảnh tượng thật tráng lê và hoành tráng, đầy quyền uy.

Hơn thế, trong khuôn viên luôn có đội “Hậu mã quân túc trực” để bất kỳ khi nào chúa Trịnh cần việc gì, đều sai phái đi truyền lệnh. Làm bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh chúng ta đã phần nào tưởng tượng được rõ nét không gian của phủ Chúa một thời. Tiếp tục ký sự, tác giả lại liên tiếp dùng những từ và hình ảnh như “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía”, “mâm vàng, chén bạc” với kiệu son võng điều, được sơn son thếp vàng. Toàn bộ đấy là những vật dụng mà cả đời tác giả chưa từng thấy bao giờ. Phủ chúa hào hoa, giàu có đến nỗi, tác giả đã chậc lưỡi, trộm nghĩ: “Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe thấy thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực hẳn khác người”.

  • Luận cứ 2: Lối sinh hoạt

Lần đầu vào phủ Chúa, tác giả Lê Hữu Trác như đến một thế giới hoàn toàn khác. Từ cảnh vật bao quanh, đồ vật, món ăn đều khác lạ, không giống người thường. Đặc biệt, lối sinh hoạt ở phủ toát lên vẻ quyền uy, lễ nghi, khuôn phép vô cùng hà khắc. Điều đó được thể hiện ngay từ cảnh đầu tiên khi cụ Hữu Trác được cáng vào phủ “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”. Ai nấy bận rộn với công việc và dường như chẳng thấy ai nói với nhau câu nào ngoài mấy lời truyền lệnh. Hơn nữa, khi nhắc đến chúa và thế tử, tất cả đều sử dụng ngôn từ vô cùng trịnh thượng với cung cách hết sức cung kính như “thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử”, “hầu trà”… 

phân tích Vào phủ chúa Trịnh

Phân tích Vào phủ chúa Trịnh độc giả không khỏi ấn tượng với cảnh chúa Trịnh luôn có các phi tần hầu chực xung quanh. Y hệt cảnh trong phim vhua chúa ngyaf xưa của cô trang hay kiếm hiệp Tung Quốc. Không những chúa kẻ khỏe mạnh đã lắm người hầu, đến thế tử bị bệnh, cũng đã có 7,8 lương y của 6 cung hai viện đã đứng chầu hai bên từ lâu. 

Có lẽ đây là lần đầu tiên, Lê Hữu Trác đi khám bệnh mà không thấy mặt bệnh nhân. Tác giả chỉ làm theo mệnh lệnh của quan Chánh đường. Đã thế, trước khi vào bắt bệnh cho con chúa, tác giả còn phải lạy bốn lạy. Nếu Lê Hữu Trác muốn xem toàn thân của thế tử thì viên quan nội thần phải đến xin phép. Được thì mới làm không thì khỏi. Thật là một lối sinh hoạt lạ lùng, nhưng bộc lộ cho ta thấy một lễ nghi, lề lối nghiêm khắc, tác phong có trên có dưới của phủ Chúa. Tuy nhiên, với lối miêu tả này, chúng ta cũng có thể nhận thấy, tác giả không đồng tình với cuộc sống hưởng thụ, xa hoa đến cực điểm của nhà chúa. Trong khi dân đen vẫn bao kẻ lầm than. 

  • Luận cứ 3: Tài năng, y đức của tác giả

Sau khi bắt mạch và kiểm tra toàn thân thế tử, tác giả nhận ra bệnh của thế tử là bệnh nhà giàu. Ông bảo: “đó là vì thế tử ở trong chốn màn the, trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Nói ra điều này, đồng nghĩa với việc tác giả không hề đồng tình với cuộc sống quá sướng về vật chất mà lại thiếu tự do và khí trời của thế tử. Khi đã bắt được bệnh, bỗng nhiên Lê Hữu Trác lại đắn đo suy nghĩ. Chưa bao giờ, ông chữa cho bệnh nhân mà lại phải cân nhắc việc kê đơn như lần này.

Không phải vì ông kém cỏi mà vì “Bệnh này mà không bổ thì không được. Nhưng sợ rằng mình không ở lâu, nếu mình làm kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó rang buộc, không làm sao về núi được nữa”. Lúc này, cái tâm y đức của ông trổi dậy, có sự giằng co và mâu thuẫn. Ông hiểu bệnh và chắc chắn chữa được. Tuy nhiên ông là người không hám danh, nếu chữa cho thế tử khỏi bệnh, ắt hẳn ông phải ở lại phủ Chúa.

Điều ông hoàn toàn không muốn. Nhưng nếu “dùng phương thuốc hòa hoãn” thì lại trái với lương tâm, sợ phụ lòng ông cha, tiên tổ. Giằng co giữa cái tôi của cá nhân và bản ngã của người thầy thuốc, cuối cùng phẩm chất của lương y đã thắng. Ông đã kê một đơn thuốc phù hợp cho thế tử một cách tỉ mỉ, chi tiết.  Qua phân đoạn này, ta càng khẳng định được y đức thánh thiện, đáng học tập muôn đời của danh y Lê  Hữu Trác. 

  • Luận cứ 3: Bút pháp nghệ thuật đặc sắc

phân tích Vào phủ chúa Trịnh

Càng phân tích Vào phủ chúa Trịnh ta càng thấy như đang xem một bộ phim cổ trang của Việt Nam. Dưới ngòi bút ký chân thực, tỉ mỉ từng đường nét của tác giả, bộ phim ấy thấy hấp dẫn và sinh động trong từng khung cảnh. 

Cách dẫn dắt câu chuyện, với ngôn ngữ cổ đại cũng vô cùng độc đáo, nhờ đó mà độc giả cứ bị lôi cuốn vào câu chuyện không dứt. Hơn nữa, những kiến thức y học uyên thâm giúp độc giả thấy được tầm quan trọng của việc hít khí trời và cái đối nghèo. Thế nên ngày nay người ta mới hay có câu: “Vượt nghèo không khó, chỉ có vượt sướng mới không dễ chút nào”.

Kết bài

Phân tích Vào phủ chúa Trịnh, tác giả đã lột tả, phơi bày đời sống xa hoa và cung các quyền lực của phủ chúa. Lối sống xa xỉ ấy không được Lê Hữu Trác khen ngợi với thái độ ngưỡng mộ, mà ông chê trách, thấy xấu hổ trước cảnh tráng lệ đó. Ông ngấm ngầm lên án sự tham lam, bóc lột dân đến tận xương tủy của phủ chúa. Trong khi bao người còn đói rét, không có cái để ăn thì phù chúa lại thừa thãi, sướng hết chỗ để sướng.

Bên cạnh đó, đoạn trích theo phong cách ký sự đã giúp người đọc hiểu thêm về một giai đoạn trong lịch sử dân tộc.